Doanh nhân Thủy Tiên được Forbes vinh danh Top 50 phụ nữ ảnh hưởng nhất Việt Nam

Forbes Việt Nam vừa công bố danh sách 50 phụ nữ ảnh hưởng nhất Việt Nam năm 2019 với các các gương mặt nổi bật trong các lĩnh vực chính trị, kinh doanh, khoa học giáo dục, hoạt động xã hội, truyền thô
Doanh nhân Thủy Tiên được Forbes vinh danh Top 50 phụ nữ ảnh hưởng nhất Việt Nam

Trong đó gây chú ý là người phụ nữ quyền lực của giới kinh doanh thời trang Việt Nam, bà Lê Hồng Thủy Tiên –Tổng giám đốc IPPG, doanh nhân Thủy Tiên cũng là lần đầu tiên lọt vào danh sách này. Với bà Lê Hồng Thủy Tiên, đây là một vinh dự và cũng là nguồn khích lệ tinh thần với cương vị một “nữ tướng” điều hành một tập đoàn lớn như IPPG (Tập đoàn Liên Thái Bình Dương). 

Với sự điều hành của bà Thủy Tiên, IPP Từ một công ty chỉ phân phối 3 thương hiệu thời trang năm 2010, nay đã trở thành một tập đoàn kinh doanh đa ngành nghề với hơn 100 Thương hiệu đình đám thế giới: Burberry, Ferragamo, Versace, Dolce &Gabbana ,Cartier, Rolex, Nike, Levis, CK … với doanh thu đang hướng tới ngưỡng 1 tỷ USD. 

Hơn 650 cửa hàng bán lẻ thời trang và mỹ phẩm, 150 chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh, hơn 120 cửa hàng bán lẻ tại các sân bay lớn,  Đầu tư và quản lý 2 trung tâm thương mại đẳng cấp và một nhà ga quốc tế Cam Ranh vừa  mới đưa vào hoạt động đầu năm. Tổng doanh thu tăng 29% so với 2017, lợi nhuận tăng 36% so với 2017, năm 2018 IPPG đã Đóng góp hơn 200 tỉ đồng các hoạt động xã hội, từ thiện.

Bà Thủy Tiên luôn nhiệt tình hỗ trợ, nâng cao năng lực cho phụ nữ phát triển nghề nghiệp tại nơi làm việc, trong đó 60% số lao độngcủa tập đoàn là phụ nữ, số nữ cán bộ lãnh đạo đã đạt 70%, với tổng số lao động là 25.000 nhân viên, 35 công ty con.

Bà từng được mời làm diễn giả trong “Đối thoại công - tư về nữ giới và kinh tế” và “Hội nghị của Hội đồng Cố vấn Kinh doanh APEC (ABAC) 2017” trong khuôn khổ APEC 2017.  Bà liên tục 4 năm nằm trong danh sách BOF 500 nhân vật quyền lực trên thế giới có ảnh hưởng đến ngành thời trang quốc tế, đồng thời bà còn vinh dự nhân được lời mời làm diễn giả tại Hội nghị thượng đỉnh phụ nữ toàn cầu Sedney 2018. Bà đã tự hào mang tiếng nói của cộng đồng doanh nhân nữ Việt Nam ra thế giới.

Sau hơn 34 năm hoạt động, với định hướng chiến lược của ông Johnathan Hạnh Nguyễn và sự Lèo lái của “nữ tướng” Lê Hồng Thủy Tiên IPPG đã vươn mình trở thành một trong những tập đoàn đa lĩnh vực hàng đầu Việt Nam góp phần không nhỏ trong công cuộc phát triển kinh tế đất nước.

Sự phát triển của IPPG ngày hôm nay đã được ghi nhận với hơn 350 huy hiệu, huân chương, bằng khen, kỷ niệm chương cao quýcủa Chủ tịch nước, Thủ tướng chính phủ, và các Bộ ngành,  Chủ tịch UBND TP HCM, TP Hà Nội và hơn 50 tỉnh thành cả nước traotặng. Đáng chú ý là các Giải thưởng tặng cho cá nhân bà Thủy Tiên như: Huân chương lao động hạng ba, Bông hồng vàng -Nữ doanh nhân tiêu biểu hai kỳ liên tục 2013-2016; Giải thưởng doanh nhân châu Á 2017/2018 và giải thưởng Đại sứ thương mại toàn cầu do thị trưởng TP Angeles - Mỹ trao tặng.

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...