Đồng đô la Đài Loan xuống mức đáy 2 năm trước chuyến viếng thăm của Pelosi

Thông tin chuyến viếng thăm của Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi tới Đài Bắc đã khiến hầu hết các đồng tiền châu Á dao động trong biên độ hẹp, riêng đồng đô la Đài Loan giảm xuống mức thấp nhất trong 2 năm.
Đồng đô la Đài Loan xuống mức đáy 2 năm trước chuyến viếng thăm của Pelosi

Trong bối cảnh thị trường thận trọng về căng thẳng Trung-Mỹ gia tăng, thị trường chứng khoán châu Á giảm điểm. Đô la Đài Loan (TWD) so với đồng USD tăng nhẹ trong giao dịch buổi sáng, nhưng vẫn quanh mức 30  (một mức được thấy lần cuối vào giữa năm 2020). Đồng tiền này đã giảm mạnh vào thứ Hai với thông tin về chuyến thăm của Pelosi tới Đài Loan, và các thông tin nhiễu loạn về sự suy yếu về mặt kinh  tế ở Đài Loan.

Nhân dân tệ của Trung Quốc phần lớn không thay đổi trong khoảng 6,7704 so với đồng đô la.

Trung Quốc đã phản đối mạnh mẽ chuyến thăm của Pelosi đến Đài Bắc. Các quan chức Mỹ cảnh báo rằng Bắc Kinh có thể đáp trả bằng hành động quân sự đối với cuộc gặp - một động thái có khả năng làm xấu đi đáng kể quan hệ Trung-Mỹ vốn đẫ không mấy tốt đẹp. Theo Reuters các máy bay chiến đấu của Trung Quốc đã bay gần đường phân cách giữa eo biển Đài Loan, trong khi một số tàu chiến của Trung Quốc bao gồm 2 hàng không mẫu hạm được cho là đã ở gần đường danh giới này vào hôm nay.

Yên Nhật là một ngoại lệ so với các đồng tiền khác của châu Á, tăng 0,7% trong bối cảnh nhu cầu trú ẩn an toàn ngày càng tăng. Lợi suất trái phiếu Kho bạc Hoa Kỳ giảm cũng có lợi cho đồng tiền này, vốn đã mất giá đáng kể so với đồng đô la trong năm nay.

Sự suy yếu của đồng đô la dường như đang giúp hạn chế tổn thất đối với các đồng tiền châu Á vào hôm nay. Chỉ số Dollar index giảm 0,2%, trong khi Dollar Index tương lai cũng giảm trong biên độ tương tự.

Thị trường tiền tệ rộng hơn tương đối bình lặng so với thị trường chứng khoán châu Á, giảm mạnh trong giao dịch buổi sáng do các nhà đầu tư lo ngại căng thẳng Mỹ-Trung có khả năng tăng đột biến.

Tâm lý đối với các đồng tiền châu Á dự kiến ​​sẽ vẫn ổn định trong tuần này, trước cuộc họp của OPEC + và dữ liệu bảng lương phi nông nghiệp quan trọng của Hoa Kỳ vào cuối tuần. Điều này có khả năng ảnh hưởng đến tốc độ mà Cục Dự trữ Liên bang sẽ thắt chặt chính sách tiền tệ trong năm nay và sẽ được các nhà đầu tư theo dõi chặt chẽ.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...