Động thái lạ từ hai nhà sáng lập Alibaba giữa thế “thập diện mai phục”

Hai nhà đồng sáng lập Alibaba là Jack Ma và Joe Tsai đã mua lại số cổ phiếu của công ty trị giá hơn 200 triệu USD trong những tháng gần đây…

Hai nhà đồng sáng lập Alibaba Jack Ma và Joe Tsai tại Sở giao dịch chứng khoán New York (NYSE) ở New York (Mỹ) vào tháng 9/2014
Hai nhà đồng sáng lập Alibaba Jack Ma và Joe Tsai tại Sở giao dịch chứng khoán New York (NYSE) ở New York (Mỹ) vào tháng 9/2014

Theo một hồ sơ pháp lý mà The New York Times thu thập được, hai nhà đồng sáng lập Alibaba là Jack Ma và Joe Tsai đã mua lại số cổ phiếu trị giá hàng trăm triệu USD trên thị trường mở, một lý do khiến cổ phiếu của công ty tăng vọt khoảng 8% vào 23/1.

Trích dẫn báo cáo từ hồ sơ, một thực thể có liên quan đến văn phòng tài sản gia đình của Joe Tsai, có tên gọi là Blue Pool, đã mua lại gần 2 triệu cổ phiếu lưu ký (depositary share) của Alibaba trị giá 152 triệu USD trong quý 4/2023. Cổ phiếu lưu ký là chứng chỉ có thể thương lượng, được phát hành bởi một ngân hàng lưu ký đại diện cho một số lượng cổ phần nhất định vào cổ phiếu của một công ty nước ngoài.

Ở một diễn biến riêng biệt, các nguồn tin quen thuộc với vấn đề tiết lộ cho The New York Times rằng Jack Ma đã mua lại cổ phiếu Alibaba ở Hồng Kông với giá trị 50 triệu USD trong cùng khoảng thời gian đó.

Mặc dù số lượng mua vào không nhiều so với tổng mức vốn hóa 174 tỷ USD của Alibaba nhưng việc Jack Ma và Joe Tsai xuất hiện trong danh sách người gom cổ phiếu đã tạo nên lực đẩy trên thị trường.

Động thái này cũng được nhiều chuyên gia đặt câu hỏi, bởi cho đến gần đây, Jack Ma được xem là có kế hoạch rút dần khỏi Alibaba và gần như tránh khỏi mọi ánh mắt của công chúng. Trong khi đó, ông Joe Tsai lại duy trì sự hiện diện rõ ràng hơn với tư cách là chủ sở hữu của một số đội thể thao, bao gồm cả Brooklyn Nets.

Trên thực tế, “đế chế công nghệ” Trung Quốc mà họ thành lập năm 1999 đã vướng phải khó khăn trong những năm gần đây. Thời điểm đáng ngại nhất xảy ra vào năm 2020 và 2021, khi Jack Ma công khai chỉ trích các quan chức và cơ quan giám sát tài chính Trung Quốc, dẫn đến hậu quả là một loạt áp lực pháp lý cuối cùng đã làm hỏng kế hoạch IPO cho Ant Group, chi nhánh tài chính của Alibaba.

Áp lực địa chính trị cũng đè nặng lên hoạt động của công ty. Vào tháng 3/2023, Alibaba công bố chiến lược tách riêng hoạt động kinh doanh nền tảng đám mây của mình như một phần của quá trình tái cơ cấu rộng lớn. Nhưng ngay sau đó vài tháng, công ty đã phải hủy bỏ kế hoạch đó với lý do là các biện pháp kiểm soát xuất khẩu chất bán dẫn của phương Tây.

Cùng thời điểm công ty con bị hủy bỏ, Jack Ma cho biết trong một hồ sơ pháp lý rằng ông sẽ bán 10 triệu cổ phiếu trị giá 870 triệu USD.

Cổ phiếu của Alibaba đã giảm khoảng 21% kể từ khi đợt chia tách bị hủy bỏ.

Xem thêm

Jack Ma đang ở đâu?

Jack Ma đang ở đâu?

Việc nhà sáng lập Alibaba, Jack Ma, đột nhiên ngừng xuất hiện trước công chúng trong hai tháng qua đã làm dấy lên nhiều suy đoán về tình hình hiện tại của vị tỷ phú Trung Quốc.

Có thể bạn quan tâm

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Ngành công nghiệp thú cưng tại Trung Quốc đang bước vào giai đoạn 3.0 với sự bùng nổ của các dịch vụ cao cấp như chăm sóc sức khỏe, phụ kiện cá nhân hóa và trải nghiệm độc đáo…

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Bất chấp bối cảnh thị trường đầy biến động, thương hiệu Pháp Hermès vẫn ghi nhận doanh thu quý 4/2024 tăng mạnh vượt dự báo và tiếp tục khẳng định vị thế hàng đầu trong ngành xa xỉ….

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Người tiêu dùng Mỹ có thể sẽ phải chi thêm hàng nghìn USD khi mua ô tô mới nếu kế hoạch áp thuế đối với Mexico và Canada của Tổng thống Mỹ Donald Trump được thực thi, theo dữ liệu từ ngân hàng Benchmark Co…

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Người tiêu dùng trẻ tuổi Trung Quốc đang ngày càng ưa chuộng xu hướng mua sắm dựa trên cảm xúc, thúc đẩy một làn sóng chuyển dịch trong thái độ tiêu dùng và dự kiến sẽ sớm trở thành một điểm nóng đáng chú ý trong tương lai…

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Trung Quốc đã tạm ngừng nhập khẩu siro đường và bột pha sẵn từ Thái Lan, khiến hàng hóa bị mắc kẹt tại các cảng biển và có nguy cơ gây ra thiệt hại lên tới 1 tỷ baht (khoảng 29,5 triệu USD) cho các doanh nghiệp xứ Chùa Vàng…