Du lịch Trung Quốc phục hồi mạnh mẽ sau kì nghỉ "tuần lễ vàng"

Du lịch nội địa sau kỳ nghỉ “tuần lễ vàng” của Trung Quốc đã phục hồi về mức trước đại dịch, du lịch nước ngoài cao hơn 8 lần so với năm ngoái…

Hình ảnh người dân Trung Quốc đi du lịch trong Tuần lễ Vàng
Hình ảnh người dân Trung Quốc đi du lịch trong Tuần lễ Vàng

Tại Trung Quốc, có một kỳ nghỉ lớn được gọi là tuần lễ vàng, kết hợp mừng Quốc khánh và Trung thu, kéo dài từ ngày 29/9 đến 6/10. Đây là thời điểm mà đông đảo người dân Trung Quốc đi du lịch hoặc quay trở về quê hương. Trong năm nay, lượng du khách Trung Quốc đã trở lại mức trước đại dịch, tạo động lực cho nền kinh tế đang trì trệ của nước này.

Theo Bộ văn hoá và Du lịch Trung Quốc, doanh thu du lịch nội địa của tuần lễ vàng là 753,43 tỷ nhân dân tệ, tăng 1,5% so với năm 2019. Cơ quan này cho biết, số lượng các chuyến du lịch trong nước đã tăng 4,1% từ năm 2019, có 826 triệu lượt đi trong kỳ nghỉ vừa qua. Những con số trên đều thấp hơn những gì nhà nước Trung Quốc đã dự đoán.

Mặc dù vậy, du lịch quốc gia này cuối cùng vẫn đánh dấu sự phục hồi về mức năm 2019 lần đầu tiên kể từ khi Trung Quốc chấm dứt các hạn chế Covid-19 vào cuối năm ngoái.

Nhà kinh tế người Trung Quốc Robin Xing của Morgan Stanley đã nói rằng, chi tiêu đã trở lại mức 98% của năm 2019, cao hơn nhiều so với con số 85% được thấy trong các kỳ nghỉ đầu năm. Điều này một phần là do ảnh hưởng kỳ nghỉ tuần lễ vàng nhiều ngày, khuyến khích người dân du lịch đường dài, từ đó tăng chi tiêu trung bình.

Cục Quản lý Nhập cư Quốc gia đã ghi nhận khoảng 11,8 triệu chuyến xuất phát từ Trung Quốc đến các nước khác và ngược lại trong kỳ nghỉ, với mức trung bình hàng ngày gần 1,5 triệu chuyến đi, đó là 85,1% của mức năm 2019.

Theo báo cáo bởi các phương tiện truyền thông nhà nước, dự báo trước đó gần 1,6 triệu chuyến đi qua biên giới mỗi ngày, điều đó cũng chưa đạt được kỳ vọng của nhà nước tỷ dân này.

Trip.com Group tại Trung Quốc cho biết du lịch nước ngoài trong kỳ nghỉ đã cao hơn 8 lần so với một năm trước, những người ở độ tuổi từ 20 đến 30 chiếm gần 30% số khách du lịch.

Trip.com cho biết các điểm đến hàng đầu bao gồm Thái Lan, Singapore, Malaysia và Hàn Quốc. Hãng cho biết Thụy Sĩ, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, Vương quốc Anh và Pháp đã chứng kiến sự tăng trưởng nhanh nhất về số lượng khách du lịch so với kỳ nghỉ Ngày Lao động của Trung Quốc vào tháng 5.

Trip.com đã không cung cấp so sánh với năm 2019. Giám đốc điều hành Jane Sun trước đó đã nói với CNBC rằng thời gian để xin thị lực lâu, đang khiến người dân ở Trung Quốc không thể đi du lịch quốc tế.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Cuộc khủng hoảng gạo tại Nhật Bản

Cuộc khủng hoảng gạo tại Nhật Bản

Giá gạo tại Nhật Bản liên tục tăng cao do sản lượng sụt giảm và làn sóng quá tải khách du lịch. Những yếu tố này đang đẩy chi phí tiêu dùng lên mức kỷ lục, đồng thời gây áp lực lớn lên chuỗi cung ứng thực phẩm địa phương…

"Cơn ác mộng kép" của bất động sản Trung Quốc: Suy thoái kéo dài và dân số suy giảm

"Cơn ác mộng kép" của bất động sản Trung Quốc: Suy thoái kéo dài và dân số suy giảm

Thị trường bất động sản Trung Quốc đang đối mặt với thách thức chồng chất thách thức, khi dân số sụt giảm mạnh, thu nhập đình trệ và lượng nhà tồn kho khổng lồ. Những yếu tố này liên tục giáng đòn mạnh vào tâm lý của cả người mua nhà lẫn các nhà đầu tư, khiến triển vọng phục hồi trở nên mờ mịt…

Iran đóng cửa eo biển Hormuz: Hơn 1/5 lượng dầu thế giới có thể bị đóng băng, giá dầu sẽ vượt 100 USD/thùng

Iran đóng cửa eo biển Hormuz: Hơn 1/5 lượng dầu thế giới có thể bị đóng băng, giá dầu sẽ vượt 100 USD/thùng

Quốc hội Iran vừa thông qua nghị quyết cho phép đóng cửa eo biển Hormuz - tuyến hàng hải huyết mạch với hơn 1/5 lượng dầu mỏ thế giới được vận chuyển qua mỗi ngày. Động thái này làm dấy lên những lo ngại sâu sắc về sự ổn định của thị trường năng lượng toàn cầu và các tuyến đường vận chuyển quốc tế…

Fed giữ nguyên lãi suất, "hé lộ" 2 lần cắt giảm trong năm nay

Fed giữ nguyên lãi suất, "hé lộ" 2 lần cắt giảm trong năm nay

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) quyết định giữ nguyên lãi suất trong bối cảnh nền kinh tế được dự báo sẽ đối mặt với lạm phát cao hơn và tốc độ tăng trưởng chậm lại. Dù vậy, Fed vẫn dự kiến sẽ tiến hành hai lần cắt giảm lãi suất trong năm 2025…

Xung đột Trung Đông đẩy Fed vào thế khó

Xung đột Trung Đông đẩy Fed vào thế khó

Căng thẳng leo thang giữa Israel và Iran khiến giá dầu tăng vọt, làm dấy lên lo ngại lạm phát toàn cầu và có thể buộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) phải tiếp tục trì hoãn kế hoạch cắt giảm lãi suất…