Thể hiện lập trường mềm mỏng, Trung Quốc nới lỏng các rào cản cho doanh nghiệp nước ngoài

Chính quyền Trung Quốc đang thể hiện lập trường mềm mỏng hơn về quy định dữ liệu, trong đó bao gồm một động thái nới lỏng quy định cho doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nước ngoài…

Một doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Trung Quốc
Một doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Trung Quốc

Trong vài năm qua, Trung Quốc đã thắt chặt kiểm soát việc thu thập và xuất dữ liệu thông qua vô số điều luật mới. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nước ngoài liên tục gặp khó khăn trong việc tuân thủ quy định do cách diễn đạt còn có phần mơ hồ về các thuật ngữ như “dữ liệu quan trọng”.

Giờ đây, trong một bản cập nhật được đề xuất, Cơ quan Quản lý Không gian mạng Trung Quốc (CAC) cho biết, sẽ không cần có sự giám sát của chính phủ đối với việc xuất dữ liệu nếu các cơ quan quản lý chưa quy định rằng dữ liệu đó đủ tiêu chuẩn là quan trọng.

Bản cập nhật nằm trong dự thảo quy định được công bố vào cuối ngày 28/9, một ngày trước khi quốc gia tỷ dân bước vào kỳ nghỉ lễ kéo dài 8 ngày. Thời gian lấy ý kiến công chúng sẽ kết thúc vào ngày 15/10 tới.

Chia sẻ ý kiến về động thái mới này, Phòng Thương mại Liên minh châu Âu tại Trung Quốc cho biết: “Việc công bố dự thảo được coi là tín hiệu từ chính phủ Trung Quốc rằng họ đang lắng nghe những lo ngại của doanh nghiệp và sẵn sàng thực hiện các bước để giải quyết chúng, đây là một tín hiệu tích cực”.

“Dự thảo mới giúp các công ty giảm bớt một số khó khăn trong việc truyền/xuất dữ liệu xuyên biên giới và bảo vệ thông tin cá nhân thông qua cách chỉ định danh sách miễn trừ đối với các nghĩa vụ liên quan và cung cấp rõ ràng hơn về cách người xử lý dữ liệu có thể xác minh những gì được cơ quan có thẩm quyền coi là ‘”dữ liệu quan trọng”, Phòng Thương mại Liên minh châu Âu giải thích thêm.

Bản thân Phòng Thương mại Liên minh châu Âu và các tổ chức kinh doanh khác đã vận động chính phủ Trung Quốc để có điều kiện hoạt động tốt hơn.

Các dự thảo mới của cơ quan quản lý an ninh mạng cũng cho biết dữ liệu được tạo ra trong quá trình thương mại quốc tế, hợp tác học thuật, sản xuất và marketing có thể được gửi ra nước ngoài mà không bắt buộc có sự giám sát của chính phủ – miễn là chúng không bao gồm thông tin cá nhân hoặc “dữ liệu quan trọng”.

Reva Goujon, giám đốc bộ phận Tư vấn Doanh nghiệp Trung Quốc tại Rhodium Group nhận xét: “Đây là một bước đi nhỏ nhưng quan trọng để Bắc Kinh thể hiện bước đi đúng hướng trong bối cảnh Hội đồng Nhà nước cam kết tạo điều kiện thuận lợi cho các luồng dữ liệu xuyên biên giới nhằm cải thiện môi trường đầu tư”.

“Các tập đoàn đa quốc gia, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp sử dụng nhiều dữ liệu mà Bắc Kinh đang trông cậy vào để thúc đẩy tăng trưởng mới, không thể hoạt động trong tình trạng mơ hồ về những gì sẽ được coi là “dữ liệu quan trọng” và liệu hoạt động của họ có bị ảnh hưởng bởi một ý tưởng chính trị bất chợt nào từ cơ quan quản lý hay không”, ông Goujon nói thêm.

Theo một cuộc khảo sát thường niên mới nhất của Hội đồng Doanh nghiệp Mỹ-Trung cho thấy, thách thức lớn thứ hai đối với các thành viên trong năm nay là vấn đề dữ liệu, thông tin cá nhân và các quy tắc an ninh mạng. Thách thức đầu tiên họ nêu ra là chính trị quốc tế và trong nước.

Vào tháng 8 vừa qua, Hội đồng Nhà nước, đã tiết lộ kế hoạch 24 điểm chính nhằm hỗ trợ các hoạt động kinh doanh nước ngoài tại nước này. Văn bản bao gồm lời kêu gọi giảm tần suất kiểm tra ngẫu nhiên đối với các công ty có rủi ro tín dụng thấp và thúc đẩy luồng dữ liệu với “các kênh xanh” cho một số doanh nghiệp nước ngoài.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...