Đường sắt liên Triều biến Hàn Quốc thành trung tâm logistics toàn cầu

Nếu dự án đường sắt tái kết nối Hàn Quốc và Triều Tiên trở thành hiện thực, Hàn Quốc sẽ trở thành trung tâm logistics toàn cầu, tạo ra nhiều lợi ích lớn cho những tập đoàn khổng lồ trong ngành kho vận
Đường sắt liên Triều biến Hàn Quốc thành trung tâm logistics toàn cầu

Giới quan sát nhận định, mối quan hệ bế tắc giữa Hàn - Triều đã chặn đứng dòng chảy logistics toàn cầu trong suốt một thời gian dài. "Khi đường sắt liên Triều được tái kết nối, hai nước sẽ cảm nhận rõ sự thuận tiện về cả mặt thời gian và chi phí”, bà Na Hee-sung - người đứng đầu Viện Nghiên cứu Đường sắt Hàn Quốc nhận định.

Nếu tuyến đường sắt liên Triều tái kết nối, các công ty Hàn Quốc cũng sẽ được hưởng nhiều cơ hội kinh doanh như thành lập các doanh nghiệp liên doanh với các công ty nước ngoài.

Ông Lee Eun-sun, một quan chức đến từ Tập đoàn CJ Logistics cho biết, với tuyến đường sắt đó, công ty này có thể đưa các sản phẩm sản xuất tại Mỹ tới 64 nước nằm giữa châu Âu và Hàn Quốc mà không cần phải vận chuyển bằng đường hàng không như hiện nay.

Công ty Hyundai Glovis, chi nhánh logistics thuộc Tập đoàn Hyundai Motor cũng nhận thấy, đường sắt liên Triều sẽ tạo thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh quốc tế của công ty bởi đường sắt này sẽ giúp kết nối với tuyến đường sắt xuyên Siberia, từ đó tạo kết nối trực tiếp từ Hàn Quốc tới châu Âu.

Kế hoạch xây dựng đường sắt liên Triều (TKR) là một phần trong Tuyên bố Bàn Môn Điếm đã được lãnh đạo Seoul và Bình Nhưỡng ký kết tại làng đình chiến vào tháng 4 vừa qua. Tại cuộc họp, hai bên đồng ý hợp tác tái thiết và nâng cấp các tuyến đường sắt, đường bộ ở khu vực phía Đông, phía Tây của bán đảo Triều Tiên.

Nếu kế hoạch diễn ra suôn sẻ, “đường sắt TKR sẽ được kết nối với tuyến xuyên Siberia, xuyên Trung Quốc và đường sắt xuyên Mông Cổ”, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hàn Quốc Im Sung-nam cho biết. Song, để xúc tiến kế hoạch này, các lệnh trừng phạt kinh tế mà Mỹ và Liên hợp quốc đang áp lên Triều Tiên sẽ buộc phải dỡ bỏ hoặc ít nhất là nới lỏng.

Các doanh nghiệp Hàn Quốc đang theo dõi sát tình hình tại Bình Nhưỡng, tùy vào sự tiến triển mà thúc đẩy các dự án hợp tác với phía Triều Tiên một cách thận trọng.

Có thể bạn quan tâm

"Cơn ác mộng kép" của bất động sản Trung Quốc: Suy thoái kéo dài và dân số suy giảm

"Cơn ác mộng kép" của bất động sản Trung Quốc: Suy thoái kéo dài và dân số suy giảm

Thị trường bất động sản Trung Quốc đang đối mặt với thách thức chồng chất thách thức, khi dân số sụt giảm mạnh, thu nhập đình trệ và lượng nhà tồn kho khổng lồ. Những yếu tố này liên tục giáng đòn mạnh vào tâm lý của cả người mua nhà lẫn các nhà đầu tư, khiến triển vọng phục hồi trở nên mờ mịt…

Iran đóng cửa eo biển Hormuz: Hơn 1/5 lượng dầu thế giới có thể bị đóng băng, giá dầu sẽ vượt 100 USD/thùng

Iran đóng cửa eo biển Hormuz: Hơn 1/5 lượng dầu thế giới có thể bị đóng băng, giá dầu sẽ vượt 100 USD/thùng

Quốc hội Iran vừa thông qua nghị quyết cho phép đóng cửa eo biển Hormuz - tuyến hàng hải huyết mạch với hơn 1/5 lượng dầu mỏ thế giới được vận chuyển qua mỗi ngày. Động thái này làm dấy lên những lo ngại sâu sắc về sự ổn định của thị trường năng lượng toàn cầu và các tuyến đường vận chuyển quốc tế…

Fed giữ nguyên lãi suất, "hé lộ" 2 lần cắt giảm trong năm nay

Fed giữ nguyên lãi suất, "hé lộ" 2 lần cắt giảm trong năm nay

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) quyết định giữ nguyên lãi suất trong bối cảnh nền kinh tế được dự báo sẽ đối mặt với lạm phát cao hơn và tốc độ tăng trưởng chậm lại. Dù vậy, Fed vẫn dự kiến sẽ tiến hành hai lần cắt giảm lãi suất trong năm 2025…

Xung đột Trung Đông đẩy Fed vào thế khó

Xung đột Trung Đông đẩy Fed vào thế khó

Căng thẳng leo thang giữa Israel và Iran khiến giá dầu tăng vọt, làm dấy lên lo ngại lạm phát toàn cầu và có thể buộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) phải tiếp tục trì hoãn kế hoạch cắt giảm lãi suất…