ECB ra mắt chương trình thu mua khẩn cấp trị giá 820 tỷ USD

Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã đưa ra chương trình thu mua tài sản trị giá 750 tỷ euro (820 tỷ USD) trong nỗ lực nhằm giảm thiểu tác động của Covid-19.
ECB ra mắt chương trình thu mua khẩn cấp trị giá 820 tỷ USD

Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cho biết họ sẽ bắt đầu chương trình thu mua khẩn cấp trong đại dịch (PEPP) trị giá lên tới 750 tỷ euro cho đến hết năm 2020. 

“Thời gian bất thường đòi hỏi phải hành động phi thường. Chúng tôi quyết tâm sử dụng toàn bộ tiềm năng và công cụ của mình, trong phạm vi được uỷ thác,” Chủ tịch ECB, bà Christine Lagarde cho biết trên Twitter. 

Bên cạnh đó, chương trình cũng sẽ mở rộng đối với trái phiếu Hy Lạp. Trước đây, trái phiếu của chính phủ Hy Lạp không có trong các chương trình thu mua tài sản của Ngân hàng vì không có đủ uy tín đầu tư trong bối cảnh khủng hoảng nợ có chủ quyền. 

ECB đã gây ngạc nhiên cho thị trường vào tuần trước khi quyết định không cắt giảm lãi suất như một cách để thúc đẩy hoạt động kinh tế trong thời kỳ đại dịch. Thay vào đó, ECB tiết lộ một chương trình hỗ trợ cho vay mới và mở rộng chương trình thu mua tài sản thêm 120 tỷ euro. 

Nguồn: Reuters

Xem thêm

FED giảm mạnh lãi suất vì COVID-19

FED giảm mạnh lãi suất vì COVID-19

Ngày 3/3/2020, Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) quyết định cắt giảm lãi suất khẩn cấp nhằm ứng phó với nguy cơ dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 tác động đến nền kinh tế đang tăng trưởng của mình.

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...