Elon Musk quyên góp hơn 5,7 tỷ USD cổ phiếu Tesla cho tổ chức từ thiện

Nhà sáng lập Tesla, tỷ phú Elon Musk, đã tặng tổng cộng 5.044.000 cổ phiếu của nhà sản xuất ô tô giá trị nhất thế giới cho một tổ chức từ thiện từ ngày 19/11 đến 29/11/2021, hồ sơ nộp Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC) công bố.
Elon Musk quyên góp hơn 5,7 tỷ USD cổ phiếu Tesla cho tổ chức từ thiện

Khoản quyên góp trị giá 5,74 tỷ USD, dựa trên giá đóng cửa của cổ phiếu Tesla vào khoảng thời gian năm ngày mà ông tặng cổ phiếu. Tuy nhiên, hồ sơ không tiết lộ tên của tổ chức từ thiện.

Cuối năm ngoái, vị tỷ phú này đã bán số cổ phiếu trị giá 16,4 tỷ USD sau khi thăm dò ý kiến ​​của người dùng Twitter về việc bán bớt 10% cổ phần của mình trong công ty. 

Năm ngoái, Elon Musk đã tweet rằng mình sẽ trả hơn 11 tỷ USD tiền thuế vào năm 2021 do việc thực hiện quyền chọn cổ phiếu sắp hết hạn trong năm nay.

Các nhà phân tích cho biết sẽ có một số điểm lợi về thuế đối với việc Elon Musk tặng cổ phiếu Tesla. Bởi cổ phiếu được quyên góp cho tổ chức từ thiện không phải chịu thuế lợi tức vốn như nếu chúng được bán ra. 

Trong đó, “Elon Musk sẽ tiết kiệm được từ 40% đến 50% trong số 5,7 tỷ USD tiền thuế, tùy thuộc vào việc liệu ông có thể khấu trừ vào thu nhập ở California của mình hay không và ông ấy sẽ tránh được khoản thuế lợi tức phải trả nếu bán cổ phiếu,“ Bob Lord, một thành viên tại Viện Nghiên cứu Chính sách, người nghiên cứu chính sách thuế, cho biết. Ông cũng cho biết rất có thể Elon Musk đã đóng góp cổ phiếu cho các tổ chức trung gian như "quỹ do các nhà tài trợ tư vấn", chứ không phải hoàn toàn cho các nhóm từ thiện.

Những cử chỉ từ thiện công khai của Elon Musk

Elon Musk và người sáng lập Amazon.com Inc, Jeff Bezos, cho đến nay đã quyên góp ít hơn 1% giá trị tài sản ròng của họ, trong khi Warren Buffett và George Soros đã cho đi hơn 20% giá trị tài sản ròng của mình tính đến đầu tháng 9/2021, theo Forbes.

Năm 2001, Elon Musk thành lập Quỹ Musk, cung cấp các khoản tài trợ cho việc "phát triển trí thông minh nhân tạo an toàn để mang lại lợi ích cho nhân loại", theo trang web của tổ chức này. Tổ chức của Musk có tài sản hơn 200 triệu USD. 

Đầu năm ngoái, Elon Musk và Quỹ đã đề nghị trao giải thưởng trị giá 100 triệu USD cho những ai có thể đưa ra công nghệ giúp loại bỏ carbon khỏi khí quyển. Ông cho biết năm ngoái đã quyên góp 20 triệu USD cho các trường học ở Quận Cameron, Texas, nơi đặt địa điểm phóng tên lửa Space X và 10 USD cho Thành phố Brownsville.

Elon Musk cũng có những mục tiêu từ thiện đầy tham vọng hơn. Ông đã từng chia sẻ rằng “nếu Chương trình Lương thực Thế giới của Liên hợp quốc (WFP) có thể mô tả ... chính xác cách 6 tỷ USD sẽ giải quyết nạn đói trên toàn cầu, tôi sẽ bán cổ phiếu Tesla ngay bây giờ và làm điều đó." Đây được cho là lời đáp lại kêu gọi quyên góp từ David Beasley, giám đốc điều hành của WFP.

Vào tháng 1 năm ngoái, Elon Musk cũng đã hỏi người dùng Twitter về "những cách quyên góp tiền thực sự tạo ra sự khác biệt thực sự.”

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...