Epic Games phải trát phạt 520 triệu USD vì vi phạm Đạo luật bảo vệ quyền riêng tư của trẻ em

Epic Games - nhà phát triển trò chơi điện tử nổi tiếng Fortnite, đã vi phạm quyền riêng tư của trẻ em và phải nộp phạt số tiền phạt trị giá 520 triệu USD sau khi bị FTC cáo buộc trò chơi này đã để trẻ em tiếp xúc với nội dung “nguy hiểm”, bao gồm quấy rối và bắt nạt tình dục.

Epic Games

Epic Games, nhà phát triển và phát hành trò chơi điện tử Fornite, sẽ phải trả 520 triệu USD tiền phạt để giải quyết với Ủy ban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ (FTC) về hành vi vi phạm Đạo luật bảo vệ quyền riêng tư của trẻ em trên mạng (COPPA).

FTC đã cáo buộc rằng việc ghép đôi trẻ em và thanh thiếu niên “với người lạ” trong trò chơi, sẽ khiến chúng dễ gặp phải “các vấn đề nguy hiểm và gây tổn thương tâm lý”, bên cạnh đó là hệ thống kiểm soát đầy đủ cho phụ huynh còn nhiều thiếu sót.

Chủ tịch FTC Lina Khan cho biết: “Bảo vệ công chúng, đặc biệt là trẻ em, khỏi các hành vi xâm phạm quyền riêng tư trực tuyến là ưu tiên hàng đầu của Ủy ban và các hành động thực thi này sẽ cho các doanh nghiệp thấy rõ rằng FTC sẽ không bao giờ dung thứ cho các hành vi trái pháp luật này”. 

Epic sẽ trả hai khoản tiền phạt, bao gồm 245 triệu USD đối với hệ thống hoàn tiền và cửa hàng của trò chơi Fortnite, cùng khoản tiền phạt 275 triệu USD khác để giải quyết các lo ngại về quyền riêng tư của trẻ em.

Cốt lõi của thỏa thuận dàn xếp là lập luận từ FTC rằng Epic đã đưa ra các quyết định có chủ ý để thu hút trẻ em, bao gồm các chiến lược hợp tác với ngành âm nhạc, người nổi tiếng và thương hiệu” như Travis Scott, Ariana Grande và một bộ sưu tập phong phú các mặt hàng theo chủ đề Fortnite”. Tuy nhiên, dù đặt mục tiêu khách hàng là trẻ em và thanh thiếu niên, nhưng Epic Games đã thất bại trong việc giải quyết các vi phạm COPPA. FTC gọi những nỗ lực của Epic Games để giải quyết vấn đề quấy rối trên nền tảng là “yếu kém”, lưu ý rằng phải mất hai năm sau khi ra mắt trò chơi, thì công ty mới giới thiệu “tính năng quyền kiểm soát của phụ huynh”. 

Epic Games
Sân khấu chính của sự kiện e-sport Fortnite World Cup Final diễn ra tại New York, Mỹ.

Tất nhiên, để kích hoạt tính năng kiểm soát của phụ huynh, trước tiên phụ huynh cần biết chúng tồn tại,” đơn khiếu nại của FTC lưu ý. "Chỉ cho tới năm 2019, rất lâu sau khi Epic Games thu được bằng chứng thực nghiệm chỉ ra rằng số lượng lớn người chơi Fortnite là dưới 13 tuổi, thì công ty mới ra mắt một hệ thống xác minh độ tuổi.

Epic Games bị cáo buộc đã không đưa ra quyết định bảo vệ trẻ em và đáp ứng các quy định của liên bang dù cho có nghiên cứu chỉ ra rằng một số tính năng, bao gồm trò chuyện thoại, gây ra “nguy cơ về hành vi xã hội tiêu cực”, theo báo cáo nội bộ của Epic Games do FTC trích dẫn. “Trong khi đó, trẻ em đã bị bắt nạt, đe dọa và quấy rối, khi chơi trên Fortnite,” đơn khiếu nại của FTC viết.

Trong tuyến bố riêng của mình, Fortnite đã cho biết: “Chúng tôi chấp nhận hình phạt và sự dàn xếp này vì chúng tôi muốn Epic Games đi đầu trong việc bảo vệ người tiêu dùng và cung cấp trải nghiệm tốt nhất cho người chơi của chúng tôi”.

Khoản tiền phạt đối với Epic Games là khá lớn trên tiêu chuẩn của FTC, nhưng không thể so sánh với khoản tiền 5 tỷ USD mà Meta đã bị phạt vào năm 2019.

Có thể bạn quan tâm