EU chưa thể áp giá trần với khí đốt Nga

Tờ Guardian (Anh) trích tài liệu rò rỉ về dự thảo quản lý điện của châu Âu cho thấy việc áp trần khí đốt Nga không được đề cập.
EU chưa thể áp giá trần với khí đốt Nga

Bản dự thảo cũng chỉ ra sự nghi ngại của Ủy ban châu Âu (EC) về việc có đủ sự ủng hộ từ các nước thành viên nhằm áp trần khí đốt Nga. Tuy nhiên quyết định cuối cùng có thể còn thay đổi, Guardian cho biết.

Chủ tịch EC Ursula von der Leyen được kỳ vọng công bố kế hoạch đối phó với giá điện tăng vọt tại châu Âu vào ngày mai (14/9), khi đọc diễn văn thường niên. Tuần trước, các nước thành viên EU đã không thể thống nhất về các quy định này.

Nhiều quốc gia EU nhập khẩu lượng lớn khí đốt từ Nga. Trong đó, Hungary, Slovakia và Áo đã lên tiếng phản đối áp trần do lo ngại Điện Kremlin sẽ ngừng hoàn toàn việc cấp khí đốt, đẩy các nước này vào suy thoái. Tổng thống Nga Vladimir Putin đến nay vẫn dọa ngừng xuất khẩu năng lượng đến các nước tham gia áp trần.

Trong khi đó, hơn 10 nước khác, gồm cả Pháp và Ba Lan, lại thể hiện sự ủng hộ với trần giá. Họ cho rằng đây là cách tốt để kiềm chế giá khí đốt đang tăng vọt.

Dù vậy, chính EC cũng không mấy hào hứng với ý tưởng này, vì lo ngại EU sẽ mất lợi thế trước các nước sẵn sàng trả nhiều hơn để mua khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG).

Khi các nước chia rẽ quan điểm, EC - cơ quan chịu trách nhiệm soạn thảo các đề xuất pháp lý trong EU - sẽ phải theo đuổi các chính sách nhằm đoàn kết 27 thành viên.

Các công ty dầu khí cũng sẽ đối mặt với thuế lợi nhuận bất thường. Theo tài liệu Guardian có được, EC ước tính lợi nhuận các công ty trong lĩnh vực dầu mỏ, khí đốt và than đá tăng gấp 5 trong năm nay. Mức tăng này không đến từ lựa chọn kinh doanh hay đầu tư, mà từ "diễn biến bất ngờ trên thị trường năng lượng sau cuộc chiến tại Ukraine". Tuy nhiên, văn bản không có mức thuế đề xuất.

Xem thêm

Bulgaria lại muốn mua khí đốt từ Nga

Bulgaria lại muốn mua khí đốt từ Nga

Trước bối cảnh mùa đông đang đến gần, chính phủ Bulgaria thông báo sẽ tìm cách đàm phán với tập đoàn năng lượng Nga Gazprom để nối lại hoạt động cung cấp khí đốt.

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…