Giá khí đốt ở châu Âu tăng vọt do Nga bảo trì đường ống dẫn nhiên liệu

Việc bảo trì đột xuất hoạt động trên đường ống Nord Stream 1, chạy từ Nga đến Đức qua Biển Baltic, làm trầm trọng thêm tranh chấp khí đốt giữa Nga và Liên minh châu Âu.
Giá khí đốt ở châu Âu tăng vọt do Nga bảo trì đường ống dẫn nhiên liệu

Giá khí đốt tự nhiên của châu Âu đã tăng vọt vào 22/8 sau khi tập đoàn năng lượng nhà nước khổng lồ Gazprom của Nga cho biết họ sẽ đóng cửa cơ sở hạ tầng khí đốt lớn nhất châu Âu trong ba ngày kể từ cuối tháng để bảo trì.

Việc bảo trì đột xuất hoạt động trên đường ống Nord Stream 1, chạy từ Nga đến Đức qua Biển Baltic, làm trầm trọng thêm tranh chấp khí đốt giữa Nga và Liên minh châu Âu và lo ngại về nguy cơ suy thoái và thiếu hụt trong mùa đông.

Giá khí đốt đầu tháng tại trung tâm TTF của Hà Lan, một tiêu chuẩn châu Âu cho hoạt động kinh doanh khí đốt tự nhiên, đã tăng 19% vào 22/8, chạm mức 291,5 euro (291,9 USD) mỗi megawatt giờ.

Theo Gazprom, việc ngừng hoạt động Nord Stream 1 là do máy nén duy nhất còn lại của đường ống cần được bảo dưỡng. Các dòng khí qua đường ống sẽ bị đình chỉ trong thời gian ba ngày từ ngày 31/8 đến ngày 2/9.

Gazprom cho biết việc truyền dẫn khí đốt sẽ tiếp tục với tốc độ 33 triệu mét khối mỗi ngày khi công việc bảo trì hoàn thành "với điều kiện là không có trục trặc nào xảy ra đột ngột.”

Thông báo về việc đóng cửa tạm thời được đưa ra trong bối cảnh các chính phủ châu Âu đang “loay hoay” tìm cách lấp đầy cho các cơ sở dự trữ dưới lòng đất để tích đủ nhiên liệu giữ ấm cho các ngôi nhà trong những tháng tới.

Nga đã giảm đáng kể nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên cho châu Âu trong những tuần gần đây, với dòng chảy qua đường ống Nord Stream 1 hiện chỉ hoạt động ở mức 20% khối lượng đã thỏa thuận. Moscow trước đó đã đổ lỗi cho các thiết bị bị lỗi và chậm trễ là nguyên nhân dẫn đến việc nguồn cung khí đốt giảm mạnh.

Tuy nhiên, Đức coi việc cắt giảm nguồn cung là một động thái chính trị nhằm gieo rắc sự không chắc chắn trong toàn khối và tăng giá năng lượng trong bối cảnh chiến sự Nga - Ukraine vẫn chưa hạ nhiệt.

Hai rủi ro nghiêm trọng

Cho đến gần đây, Đức đã mua hơn một nửa lượng khí đốt từ Nga. Và chính phủ của nền kinh tế lớn nhất châu Âu hiện đang thảo luận để tăng cường nguồn cung khí đốt mùa đông trong bối cảnh ngày càng gia tăng lo ngại rằng Moscow có thể sớm tắt cắt đường ống hoàn toàn.

Hơn nữa, một “cuộc chạy đua” tiết kiệm xăng dầu tại châu Âu diễn ra vào thời điểm giá cả tăng chóng mặt. Chi phí năng lượng đang đè nặng lên hóa đơn của các hộ gia đình, đẩy lạm phát lên mức cao nhất trong nhiều thập kỷ và siết chặt sức chi tiêu của người dân.

Holger Schmieding, nhà kinh tế trưởng tại Ngân hàng Berenberg, cho biết thông báo mới nhất của Gazprom là một nỗ lực rõ ràng nhằm khai thác sự phụ thuộc của châu Âu vào khí đốt của Nga. “Bản thân việc đóng cửa đường ống trong thời gian ngắn sẽ không tạo ra sự khác biệt lớn, đặc biệt là khi Nga đã giảm xuất khẩu khí đốt thông qua NS1 xuống còn 20% công suất kể từ ngày 27/7”, Schmieding cho biết trong một ghi chú nghiên cứu.

"Nhưng nó làm nổi bật hai rủi ro nghiêm trọng: (i) Nga có thể tuyên bố rằng họ không thể mở lại đường ống sau đó vì 'vấn đề kỹ thuật' chỉ có thể được giải quyết nếu các lệnh trừng phạt của phương Tây được dỡ bỏ và (ii) Nga cũng có thể đóng một số đường ống khác sau này với lí do tương tự.”

Ông Schmieding cho biết việc tăng giá đối với nguồn cung cấp khí đốt khan hiếm sẽ "làm trầm trọng thêm cuộc suy thoái nghiêm trọng mà châu Âu đang rơi vào" và cảnh báo việc cắt giảm ngay lập tức dòng chảy của Nga sẽ làm tăng khả năng Đức có thể đối mặt với tình trạng thiếu hụt năng lượng trong mùa đông.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Bitcoin rơi xuống ngưỡng 97.000 USD

Bitcoin rơi xuống ngưỡng 97.000 USD

Tiền điện tử chứng kiến đà sụt giảm mạnh trong phiên khi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng cao đã gây áp lực lên nhóm các tài sản rủi ro…

Tiền điện tử mơ về một kỷ nguyên vàng thời "Trump 2.0"

Tiền điện tử mơ về một kỷ nguyên vàng thời "Trump 2.0"

Chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ, cùng với việc đảng Cộng hòa nắm quyền kiểm soát Quốc hội, có thể dẫn đến cách tiếp cận ít can thiệp hơn đối với các loại tiền điện tử như bitcoin...

Năm 2025, bạc vẫn sẽ lấp lánh hơn cả vàng

Năm 2025, bạc vẫn sẽ lấp lánh hơn cả vàng

Dù còn phải đối mặt với nhiều biến động, nhưng triển vọng giá bạc được các chuyên gia dự đoán sẽ tăng mạnh trong năm tới nhờ nhu cầu công nghiệp và nguồn cung hạn chế…