EU gia tăng áp lực đối với Trung Quốc về vấn đề thương mại, cảnh báo luật an ninh Hồng Kông

Liên minh châu Âu yêu cầu Trung Quốc thực hiện lời hứa mở cửa nền kinh tế và cảnh báo về những hậu quả rất “tiêu cực” nếu Bắc Kinh tiếp tục áp đặt luật an ninh Hồng Kông.
EU gia tăng áp lực đối với Trung Quốc về vấn đề thương mại, cảnh báo luật an ninh Hồng Kông

Phát biểu sau các cuộc họp video với Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc CườngChủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Chủ tịch Uỷ ban châu Âu Ursula von der LeyenChủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel cho biết họ đã nhắc lại một lần nữa cáo buộc cho rằng Bắc Kinh đã tuyên truyền thông tin sai lệch về Covid-19. 

“Mối quan hệ giữa EU và Trung Quốc vừa là một trong những vấn đề quan trọng nhất về chiến lược và cũng là một trong hững thách nhất lớn nhất mà,” bà Ursula von der Leyen nói trong cuộc họp báo. 

Chủ tịch Hội đồng châu Âu Michel cho biết, Trung Quốc đã không đáp lại sự chào đón mà công ty Trung Quốc nhận được ở châu Âu. 

Gọi Trung Quốc vừa là đối tác vừa là đối thủ, bà Ursula đã chỉ trích Trung Quốc không tuân thủ nghiêm túc các thoả thuận năm 2019 để cho phép các công ty châu Âu ở Trung Quốc có được điều kiện tiếp cận tốt hơn, cũng như việc chính quyền nước này đã loại bỏ các quy tắc yêu cầu nhà đầu tư chia sẻ bí quyết của họ trong các liên doanh Trung Quốc. 

Khi được hỏi về bình luận của bà Ursula von der Leyen trong vấn đề thoả thuận 2019, ông Wang Lutong - người đứng đầu văn phòng bộ ngoại giao Trung Quốc ở châu Âu cho biết “các tiến bộ hữu hình đã được thực hiện trên những lĩnh vực như tài chính xanh và mua sắm của chính phủ”, đồng thời nhấn mạnh rằng “sự kiên nhẫn là điều cần thiết lúc này.” 

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường bày tỏ sự lạc quan về mối quan hệ, theo truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin, nói rằng Trung Quốc và EU là một đối tác nhiều hơn là đối thủ cạnh tranh. 

Tuy nhiên, EU muốn thấy được tiến bộ trong một thoả thuận đầu tư được đàm phán kể từ năm 2014. Các quan chức EU cho biết, họ muốn thấy sự chuyển động tích cực trong lĩnh vực ô tô, công nghệ sinh học, điện tử vi mô…

Không chỉ vấn đề thương mại, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel và Chủ tịch Uỷ ban châu Âu Ursula von der Leyen còn tiết lộ, họ đã có nêu lên những lo ngại của EU về dự thảo luật an ninh Hồng Kông, mà theo như nhiều nhà ngoại giao và DN đa quốc gia nhận xét rằng sẽ gây ảnh hưởng tới tình trạng bán tự trị cũng như vai trò trung tâm tài chính toàn cầu của Hồng Kông. “Chúng tôi cũng đã truyền đạt lại với Trung Quốc rằng sẽ có những hậu quả rất tiêu cực xảy ra nếu nước này tiếp tục áp đạt luật an ninh đối với Hồng Kông,” bà von der Leyen nói. 

“EU đã liên lạc với các đối tác tại G7 về chủ đề này và chúng tôi đã đưa những quan điểm rõ ràng của mình với các nhà lãnh đạo Trung Quốc.”

Quốc hội Trung Quốc đã có những phán ứng giận dữ vào tuần trước trước một nghị quyết của EU phản đối luật an ninh Hồng Kông. Ông Wang Lutong, người đứng đầu văn phòng bộ ngoại giao Trung Quốc đã nói trong cuộc họp ở Bắc Kinh rằng” luật an ninh Hồng Kông là một vấn đề nội bộ của Trung Quốc” và họ “phản đối bất kỳ sự can thiệp nào của nước ngoài”. 

Nguồn: Reuters

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…