EU tạm thời đồng ý giới hạn giá trần 60 USD đối với dầu thô của Nga

Theo các nhà ngoại giao, các chính phủ Liên minh châu Âu đã tạm thời đồng ý về mức giá trần 60 USD/thùng với dầu vận chuyển bằng đường biển của Nga.

giá trần

Mức giới hạn giá trần mới là ý tưởng của các quốc gia G7 với một cơ chế điều chỉnh để giữ giá trần ở mức thấp hơn 5% so với giá thị trường, theo một tài liệu mà Reuters nắm được. 

Thỏa thuận vẫn cần sự chấp thuận của tất cả các chính phủ EU trong một thủ tục bằng văn bản vào 2/12. Một nhà ngoại giao EU cho biết Ba Lan, quốc gia đã thúc đẩy mức trần càng thấp càng tốt, vào tối 1/12 theo giờ địa phương vẫn chưa xác nhận liệu họ có ủng hộ thỏa thuận hay không.

Các nước EU đã tranh cãi trong nhiều ngày về các chi tiết của mức giá trần, một biện pháp được cân nhắc để cắt giảm thu nhập của Nga từ việc bán dầu, đồng thời ngăn giá dầu toàn cầu tăng đột biến sau khi lệnh cấm vận của EU đối với dầu thô của Nga có hiệu lực vào ngày 5/12.

Nó sẽ cho phép các nước tiếp tục nhập khẩu dầu thô của Nga bằng cách sử dụng các dịch vụ bảo hiểm và hàng hải của phương Tây miễn là họ không trả nhiều hơn cho mỗi thùng so với giới hạn đã thỏa thuận.

Đánh giá thường xuyên

Một tài liệu của EU mà Reuters được xem cho thấy mức giá trần sẽ được đánh giá vào giữa tháng 1 và cứ tiếp tục sau đó hai tháng, để đánh giá cách thức hoạt động của cơ chế này và ứng phó kịp thời với "những bất ổn" có thể xảy ra trên thị trường dầu mỏ.

Tài liệu cho biết "thời kỳ chuyển tiếp" 45 ngày sẽ áp dụng cho các tàu chở dầu thô có nguồn gốc từ Nga đã được bốc hàng trước ngày 5/12 và dỡ hàng tại điểm đến cuối cùng trước ngày 19/1/2023.

Dầu thô Urals của Nga đã được giao dịch ở mức khoảng 70 USD/ thùng vào chiều 1/12.

Mức giá trần đối với dầu thô vận chuyển bằng đường biển của Nga sẽ chính thức được áp dụng vào ngày 5/12, thay thế lệnh cấm hoàn toàn của EU đối với việc mua dầu thô vận chuyển bằng đường biển của Nga, như một cách để bảo vệ nguồn cung dầu toàn cầu vì Nga sản xuất 10% lượng dầu của thế giới.

Ý tưởng thực thi giới hạn của G7 là để cấm các công ty vận chuyển, bảo hiểm và tái bảo hiểm xử lý các lô hàng dầu thô của Nga trên toàn cầu, trừ khi nó được bán với giá thấp hơn giá do G7 và các đồng minh của họ đặt ra.

Bởi vì các công ty vận chuyển và bảo hiểm quan trọng của thế giới đều có trụ sở tại các nước G7, nên mức giá trần sẽ khiến Moscow rất khó để bán dầu của mình với giá cao hơn.

Quan chức G7 bày tỏ sự lạc quan rằng khối này cũng sẽ đạt được thỏa thuận về giá trần và miễn trừ đối với các sản phẩm dầu tinh chế của Nga trước ngày 5/2, khi lệnh cấm nhập khẩu như vậy của EU có hiệu lực.

Trung Quốc và Ấn Độ

Vào thời điểm tháng 9 khi các quốc gia G7 đã đồng ý áp đặt giới hạn đối với dầu của Nga, giám đốc năng lượng của EU, Kadri Simson, chia sẻ với CNBC rằng bà hy vọng Trung Quốc và Ấn Độ cũng sẽ ủng hộ mức giá trần này. 

Cả Trung Quốc và Ấn Độ thời gian vừa qua đều đã tăng cường mua dầu của Nga và được hưởng lợi từ mức chiết khấu.

Trung Quốc và Ấn Độ nắm giữ một vị trí khá quan trọng trong việc thúc đẩy toàn diện các lệnh hạn chế dầu thô của Nga bởi họ đang mua phần lớn dầu của Nga hiện nay. Tuy nhiên, họ sẽ không cam kết vì lý do chính trị, và vì lý do thương mại - khi họ đã nhận được rất nhiều dầu giá rẻ từ Nga - vậy tại sao phải đánh đổi điều đó?” Jacob Kirkegaard, thành viên cấp cao tại Viện Kinh tế Quốc tế Peterson, nhận xét. 

Bộ trưởng xăng dầu Ấn Độ, Shri Hardeep S Puri từng nói với CNBC vào tháng 9 rằng ông có “nghĩa vụ đạo đức” đối với người tiêu dùng nước mình. “Chúng tôi sẽ mua dầu từ Nga, chúng tôi sẽ mua từ bất cứ đâu trên thế giới để có thể phục vụ người dân”. 

Do đó, ngày càng có nhiều nghi ngờ về tác động thực sự của các hạn chế đối với Nga. 

Các quan chức tại Điện Kremlin đã nhiều lần nói rằng mức giá trần là phản cạnh tranh và họ sẽ không bán dầu của mình cho các quốc gia đã thực hiện mức giá trần. Họ tiếp tục hy vọng rằng những người mua lớn khác - chẳng hạn như Ấn Độ và Trung Quốc - sẽ không đồng ý với giới hạn và do đó sẽ tiếp tục mua dầu của Nga.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Ngành công nghiệp thú cưng tại Trung Quốc đang bước vào giai đoạn 3.0 với sự bùng nổ của các dịch vụ cao cấp như chăm sóc sức khỏe, phụ kiện cá nhân hóa và trải nghiệm độc đáo…

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Bất chấp bối cảnh thị trường đầy biến động, thương hiệu Pháp Hermès vẫn ghi nhận doanh thu quý 4/2024 tăng mạnh vượt dự báo và tiếp tục khẳng định vị thế hàng đầu trong ngành xa xỉ….

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Người tiêu dùng Mỹ có thể sẽ phải chi thêm hàng nghìn USD khi mua ô tô mới nếu kế hoạch áp thuế đối với Mexico và Canada của Tổng thống Mỹ Donald Trump được thực thi, theo dữ liệu từ ngân hàng Benchmark Co…

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Người tiêu dùng trẻ tuổi Trung Quốc đang ngày càng ưa chuộng xu hướng mua sắm dựa trên cảm xúc, thúc đẩy một làn sóng chuyển dịch trong thái độ tiêu dùng và dự kiến sẽ sớm trở thành một điểm nóng đáng chú ý trong tương lai…

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Trung Quốc đã tạm ngừng nhập khẩu siro đường và bột pha sẵn từ Thái Lan, khiến hàng hóa bị mắc kẹt tại các cảng biển và có nguy cơ gây ra thiệt hại lên tới 1 tỷ baht (khoảng 29,5 triệu USD) cho các doanh nghiệp xứ Chùa Vàng…