G7 thông qua quyết định áp trần giá dầu nhập khẩu của Nga

Quyết định đặt mức trần giá dầu nhập khẩu của Nga đã được Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) nhất trí thông qua, Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Suzuki Shunichi thông báo.
G7 thông qua quyết định áp trần giá dầu nhập khẩu của Nga

"Mục tiêu là hạn chế nguồn thu từ năng lượng của Nga," Bộ trưởng Shunichi được Kyodo trích dẫn cho biết.

Quyết định được đưa ra trong một cuộc họp trực tuyến của Nhóm G7, sau khi các nhà lãnh đạo nhóm này cho biết hồi tháng 6 rằng họ đang xem xét một kế hoạch nhằm làm tăng thêm áp lực đối với các nhà sản xuất và xuất khẩu dầu lớn của Nga.

Trên cơ sở đó, các nước G7 sẽ cấm cung cấp các dịch vụ, bao gồm cả dịch vụ bảo hiểm, cho các tàu chở dầu đến từ Nga có giá cao hơn mức trần đã được thống nhất.

Bộ trưởng Tài chính Nhật Shunichi Suzuki nói với các phóng viên sau cuộc họp rằng quyết định này sẽ có hiệu lực từ ngày 5/12/2022 đối với dầu thô và từ ngày 5/2/2023 đối với các sản phẩm tinh chế. Bộ trưởng cũng khẳng định phía Nhật Bản tin rằng việc áp giá trần sẽ "có hiệu quả."

Tuy nhiên, sự tham gia của các quốc gia ngoài nhóm, chẳng hạn như các nhà nhập khẩu dầu quan trọng của Nga là Ấn Độ và Trung Quốc, cũng là rất quan trọng để cơ chế này đạt hiệu quả.

Trước đó cũng trong ngày 2/9, nhóm G7 cho biết trong một tuyên bố rằng: "Chúng tôi tìm cách thiết lập một liên minh rộng rãi để phát huy tối đa hiệu quả và kêu gọi tất cả các quốc gia vẫn muốn nhập khẩu dầu và các sản phẩm từ dầu của Nga cam kết chỉ làm vậy ở mức giá bằng hoặc thấp hơn giá trần".

Xem thêm

G7 công bố lệnh cấm nhập khẩu vàng của Nga

G7 công bố lệnh cấm nhập khẩu vàng của Nga

Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã lên Twitter để xác nhận các báo cáo trước đó về một số lệnh trừng phạt mới đối với Nga, sau cuộc họp thượng đỉnh G7 mới đây tại Munich, Đức.

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…