Cổ phiếu của Ford Motor đã tăng khoảng 140% vào năm ngoái, đánh bại Tesla, General Motors và một loạt các công ty khởi nghiệp xe điện khác để trở thành cổ phiếu hoạt động tốt nhất trong số các nhà sản xuất ô tô vào năm 2021.
Các nhà đầu tư đã khen ngợi hướng đi mới của công ty dưới thời nhà lãnh đạo Jim Farley, người đã được bổ nhiệm vào tháng 10/2020 sau khi hội đồng quản trị Ford quyết định sa thải ông Jim Hackett.
Ông Farley đã hứa sẽ cởi mở và trực tiếp hơn với các nhà đầu tư. Ông cũng đưa ra kế hoạch tái cấu trúc Ford +, nhằm chuyển nhiều nguồn lực sang bộ phận chế tạo các loại xe điện như chiếc bán tải F-150 Lightning sắp ra mắt.
“Chúng tôi đang thực hiện kế hoạch của mình và sẽ tiếp tục làm điều đó để mọi doanh nghiệp trong danh mục đầu tư đều có một tương lai bền vững. Nếu không, chúng tôi sẽ tái cấu trúc nó,” ông Farley nói trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 1/2021.
Nhà phân tích Adam Jonas của Morgan Stanley cho biết “đây thực sự là một năm đột phá đối với Ford… là năm quan trọng nhất về mặt chiến lược đối với công ty kể từ cuộc khủng hoảng tài chính.”
Mức tăng thị phần lớn nhất trong một ngày của Ford là vào ngày 10/12/2021 khi ông Farley xác nhận trên Twitter rằng họ sẽ tăng gấp ba sản lượng sản xuất dòng Mustang Mach-E chạy điện lên hơn 200.000 chiếc mỗi năm cho Bắc Mỹ và châu Âu vào năm 2023. Ông nói với CNBC một ngày trước đó rằng công ty đã tạm dừng các đơn đặt trước F-150 Lightning sau khi chúng đạt 200.000 đăng ký. Cổ phiếu ngày hôm đó đã tăng 9,6% lên mức cao nhất trong 20 năm là 21,45 USD/cổ phiếu.
Kể từ khi ông Farley nắm quyền lãnh đạo, cổ phiếu Ford đã tăng hơn 200%. Các nhà quan sát cho biết, đà tăng sẽ tiếp tục nếu công ty có thể thực hiện các sáng kiến kế hoạch của Ford +, bao gồm cả việc tăng tốc kế hoạch xe điện, và đạt được tỷ suất lợi nhuận trước thuế và lãi suất đã điều chỉnh 8% vào năm 2023.
Ford được đánh giá là “thừa sức” với mục tiêu 20,25 USD/cp và tốc độ tăng trưởng dài hạn là 67,8%, theo mức trung bình của 22 nhà phân tích do FactSet tổng hợp.
Tuy nhiên, Ford - với giá trị vốn hóa thị trường là 83 tỷ USD, vẫn còn một chặng đường dài phía trước để có được giá trị thị trường ngang ngửa với hầu hết các đối thủ cạnh tranh đã thành danh cũng như công ty khởi nghiệp EV Rivian.
Dưới đây là thống kê sơ bộ về một số thương hiệu lớn của ngành công nghiệp ô tô
Tesla (TSLA): 1.056,78 USD/cp, tăng 49,8%
Vốn hóa thị trường: 1,1 nghìn tỷ USD
Lucid (LCID): 38,05 USD/cp, tăng 41,8%
Vốn hóa thị trường: 62,6 tỷ USD
Volkswagen (VWAGY): 29,39 USD/cp, tăng 41,2%
Vốn hóa thị trường: 127,9 tỷ USD
General Motors (GM): 58,63 USD/cp, tăng 40,8%
Vốn hóa thị trường: 85,1 tỷ USD
Toyota (TM): 185,30 USD/cp, tăng 19,9%
Vốn hóa thị trường: 253,2 tỷ USD
Ferrari (RACE): 258,82 USD/cp, tăng 12,8%
Vốn hóa thị trường: 47,6 tỷ USD
Rivian (RIVN): 103,69/cp, tăng 2,9%
Vốn hóa thị trường: 93,4 tỷ USD
Nio (NIO): 31,68 USD/cp, giảm 35%
Vốn hóa thị trường: 52,1 tỷ USD