Giá Bitcoin hôm nay 8/1: Sau 'đỉnh' là vực thẳm

Giá Bitcoin hôm nay 8/1 giảm gần 1.000 USD so với hôm qua, tuy nhiên, giới đầu tư tiền ảo vẫn tự tin vào đà tăng của loại tiền này.
Giá Bitcoin hôm nay 8/1: Sau 'đỉnh' là vực thẳm

Giá Bitcoin hôm nay 8/1 hiện giao dịch ở ngưỡng 16.118 USD/bitcoin, giảm gần 1.100 USD so với ngày hôm qua.

Mức giá cao nhất trong ngày là 16.547,49 USD, mức giá thấp nhất là 14.816,51 USD, vốn hóa thị trường là 275 tỷ USD và số đồng tiền cung ứng là 16.784.200 đồng.

Trong phiên giao dịch hôm qua, có lúc bitcoin tăng tới 17.250 USD/bitcoin và được rất nhiều kỳ vọng phá vỡ kỷ lục 19.500 USD được thiết lập vào cuối tháng 12/2017. Tuy nhiên, việc tăng giá của bitcoin không bền vững và giảm ngay sau đó hơn 1.000 USD.

Với sự cạnh tranh của các loại tiền ảo khác, bitcoin đang dần ổn định hơn. Kể từ đầu năm 2018, hầu hết các đồng tiền ảo khác đều giảm, duy nhất có Ripple tăng rất mạnh. 

Hai phiên bản phân tách của Bitcoin là Bitcoin Cash và Bitcoin Gold những giờ qua đã có sự tăng trưởng mạnh với tốc độ tăng lần lượt là 11% và 8%. Bitcoin Gold tiếp tục bị đẩy xuống vị trí số 16 trong bảng xếp hạng những đồng tiền có mức vốn hóa thị trường lớn nhất.

Bitcoin cũng cho thấy tiềm năng phá vỡ hệ thống thanh toán hiện tại thông qua các sáng kiến công nghệ.

Tuy nhiên, do tính chất phi tập trung, môi trường phân quyền và vô danh, tiền số thường xuyên là đối tượng tấn công của các nhóm hacker. Nhiều sàn giao dịch đã thông báo bị đánh cắp hàng chục triệu USD. Đặc biệt thị trường bitcoin đang có rất nhiều động thái thao túng nhằm đầu cơ thị trường.

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...