Kể từ những năm 1970, các nhà kinh tế đã không ngừng tìm kiếm trả lời cho câu hỏi khi nào thì nhu cầu dầu mỏ toàn cầu đạt đỉnh. Tuy nhiên, thực tế cho thấy sự phụ thuộc của thế giới vào "vàng đen" vẫn còn rất lớn.
Dự báo mới nhất cho thấy, trong vòng 2 thập kỷ tới (2022-2024), nhu cầu dầu mỏ toàn cầu dự kiến sẽ tăng thêm 17%. Điều này chứng tỏ rằng, bất chấp những nỗ lực chuyển đổi sang các nguồn năng lượng sạch và giảm phát thải carbon, dầu mỏ dầu vẫn sẽ giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế thế giới.
Các dự báo này được tính theo đơn vị triệu thùng dầu mỗi ngày và được phân loại theo sản phẩm dầu mỏ.
Ngoài ra, nhu cầu về nhiên liệu máy bay có thể tăng tới 60% trong giai đoạn từ năm 2022 đến năm 2045, vì hiện tại chưa có loại nhiên liệu tối ưu nào có thể thay thế được kerosene (dầu hoả) - nhiên liệu cho máy bay.
Tuy nhiên, xu hướng gia tăng trong nhu cầu sẽ không diễn ra đồng đều trên toàn cầu mà sẽ có sự phân hóa rõ rệt giữa các khu vực, với những nơi như châu Á dự kiến sẽ tăng mạnh hơn so với các quốc gia khác.
Cụ thể, Trung Quốc, Ấn Độ và Bắc Mỹ sẽ là những nền kinh tế lớn có nhu cầu dầu mỏ cao nhất vào năm 2045 dù cho đã rót hàng tỷ USD đầu tư vào năng lượng sạch. Điều này là bởi cả 3 khu vực trên đều có nhu cầu sử dụng dầu mỏ rất lớn, đặc biệt là trong giao thông vận tải, quy trình công nghiệp và sản xuất điện.
Nhìn chung, dầu mỏ vẫn sẽ là một phần quan trọng của bức tranh năng lượng toàn cầu trong tương lai gần. Tăng trưởng nhu cầu ở các nền kinh tế lớn, kết hợp với những nỗ lực chuyển đổi sang năng lượng sạch, sẽ tạo ra một thị trường phức tạp và đầy biến động.
Để thích ứng với những thay đổi này, các quốc gia, các doanh nghiệp và các tổ chức quốc tế cần hợp tác để tìm ra những giải pháp bền vững cho vấn đề năng lượng.