OPEC+ tiếp tục gia hạn cắt giảm sản lượng, giá dầu 2024 được dự báo vẫn quanh vùng 80 USD/thùng

Với kỳ vọng về nguồn cung thắt chặt trong năm 2024 sau quyết định cắt giảm sản lượng của OPEC+, giá dầu được dự đoán sẽ di chuyển quanh phạm vi giá 80 USD/thùng trong phần còn lại của năm 2024…

OPEC+ tiếp tục gia hạn cắt giảm sản lượng, giá dầu 2024 được dự báo vẫn quanh vùng 80 USD/thùng

Giá dầu tăng nhẹ trong phiên giao dịch châu Á sáng 4/3 nhờ tin tức OPEC+ duy trì tốc độ cắt giảm sản lượng hiện tại cho đến quý 2, mặc dù các vấn đề giữa Israel và Hamas đã hạn chế đà tăng của giá.

Tuy nhiên, thị trường dầu mỏ vẫn ghi nhận các dấu hiệu đi lên trong hai tuần qua, một phần bởi dự đoán nguồn cung trong năm nay cùng sự lạc quan về việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ sớm cắt giảm lãi suất cũng hỗ trợ tâm lý thị trường.

Hợp đồng tương lai dầu Brent kỳ hạn tháng 5 tăng 0,2% lên 83,67 USD/thùng, trong khi giá WTI kỳ hạn tháng 5 nhích 0,1% lên 79,16 USD/thùng.

Nguồn cung dầu toàn cầu vẫn có khả năng thắt chặt vào cuối năm nay, đặc biệt khi các nhà sản xuất hàng đầu là Nga và Arab Saudi, lãnh đạo Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đồng minh (OPEC+), sẽ tiếp tục cắt giảm nguồn cung 2,2 triệu thùng mỗi ngày từ nay cho đến cuối tháng 6.

Cụ thể, Arab Saudi, nhà lãnh đạo trên thực tế của OPEC, cho biết họ sẽ gia hạn mức cắt giảm tự nguyện 1 triệu thùng mỗi ngày cho đến cuối tháng 6, khiến sản lượng của họ dừng quanh mức 9 triệu thùng/ngày.

Trong khi đó, Nga, quốc gia dẫn đầu các đồng minh của OPEC được gọi chung là OPEC+, tuyên bố cắt giảm thêm 471.000 thùng/ngày trong quý hai.

Tuy nhiên, tình trạng nguồn cung thắt chặt không khiến thị trường quá lo lắng, bởi lẽ nhu cầu toàn cầu vẫn còn đang suy yếu, đặc biệt khi nền kinh tế Mỹ hạ nhiệt và nhà nhập khẩu dầu hàng đầu Trung Quốc đang vật lộn để phục hồi.

Ngoài ra, sản lượng cao kỷ lục của Mỹ cũng có thể khắc phục mọi khoảng trống nguồn cung tiềm ẩn do OPEC+ gây ra. Tồn kho của Mỹ tăng hơn dự kiến trong tuần thứ ba của tháng 2, trong khi sản lượng vẫn ở mức trên 13 triệu thùng/ngày.

Hơn nữa, Brazil, Guyana, Na Uy và Canada vẫn sẽ giữ cho thị trường luôn dồi dào nguồn cung. Điều này cũng trả lời câu hỏi liệu giá dầu có chạm mốc 100 USD vào năm 2024 hay không. Nếu không có điểm nóng địa chính trị, khả năng điều đó xảy ra gần như bằng không.

Giá dầu năm 2024 sẽ có nhiều tiềm năng giảm giá hơn là tăng giá. Phân tích kỹ thuật cho thấy, dường như có sự hỗ trợ đáng kể ở mức trung bình 65 USD cho dầu WTI và ở mức trung bình 60 USD cho dầu thô Brent, nếu suy thoái kinh tế toàn cầu xảy ra.

Trong khi đó, cũng nhận thấy sự chậm lại của nền kinh tế toàn cầu, Goldman Sachs đã hạ dự báo của họ vào tháng trước với phạm vi giá dầu Brent trung bình sẽ vào khoảng 80-81 USD/thùng.

Dự báo này trùng khớp với ước tính của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), dự đoán giá dầu Brent ở mức 82,57 USD/thùng vào năm 2024.

Riêng Barclays vẫn giữ mức cao hơn và dự báo giá dầu trung bình là 93 USD vào năm 2024, trong khi S&P Global cho rằng 85 USD là phù hợp.

Xem thêm

Chứng khoán Mỹ phục hồi, giá dầu trượt dốc

Chứng khoán Mỹ phục hồi, giá dầu trượt dốc

Phố Wall đã tăng điểm trở lại vào phiên 1/2 khi các nhà đầu tư chờ đón một loạt báo cáo thu nhập sẽ được công bố vào thứ Sáu. Trong khi đó, giá dầu giảm hơn 2% sau khi xuất hiện một báo cáo về lệnh ngừng bắn giữa Israel và Hamas...

Có thể bạn quan tâm

Hơn 1.000 tỷ USD Mỹ đã bị đánh cắp hàng năm thông qua lừa đảo qua điện thoại và internet

Vén màn “Ngành công nghiệp lừa đảo tỷ đô”: Thâm nhập "Khu tự trị" Mae Sot

Đằng sau những vụ hack tài khoản, chiếm đoạt tiền từ châu Âu sang châu Á sang Mỹ… là cả một “ngành công nghiệp lừa đảo tỷ đô” hoạt động tinh vi, bài bản. Hàng trăm ngàn “nạn nhân” của nạn buôn người đang trở thành những nô lệ hiện đại, làm công cụ lừa đảo chiếm đoạt hàng nghìn tỷ USD mỗi năm...

Mùa hè buồn của ngành du lịch Mỹ

Mùa hè buồn của ngành du lịch Mỹ

Ngành du lịch Mỹ đang chao đảo khi lượng khách quốc tế sụt giảm mạnh do căng thẳng chính trị, chính sách nhập cư khắt khe và các rào cản visa, khiến nhiều điểm đến và doanh nghiệp đối mặt với nguy cơ thất thu nghiêm trọng trong mùa cao điểm…

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Đối mặt với lạm phát và kinh tế bất ổn, người tiêu dùng Hàn Quốc đang thắt chặt chi tiêu trong Tháng Gia đình, thời điểm vốn được biết đến với những bữa tiệc hoành tráng và quà tặng đắt tiền, bằng cách mua đồ cũ, chọn quà thực tế và cắt giảm các khoản ăn uống xa hoa…

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…