Giá khí tự nhiên của Mỹ đã tăng do vấn đề nguồn cung

Các mức tăng của giá khí tự nhiên đã được thúc đẩy bởi những vấn đề về nguồn cung trên toàn cầu…

Giá khí tự nhiên ở Mỹ hiện nay đang chịu nhiều biến động. Trong những tháng gần đây, chúng ta đã chứng kiến sự tăng giá mạnh của nguồn năng lượng này với nguyên do chủ yếu là bởi quyết định ngừng hoạt đông của một số kho cảng, đường ống dẫn khí đốt, nhu cầu tiêu thụ khí tự nhiên gia tăng trong các ngành công nghiệp và gia đình, cũng như ảnh hưởng của yếu tố thời tiết.

Nhu cầu về khí tự nhiên ngày càng cao

Tính từ đầu tháng 6 đến nay, giá khí tự nhiên tại Mỹ đã tăng hơn 8%, đạt mức 2,35 USD/mmBTU. Trong phiên giao dịch đầu tuần này, đã có lúc giá khí tự nhiên tăng vọt 5,6%.

Đà tăng đột biến của giá khí tự nhiên chủ yếu do thời tiết năm nay. Gió mùa tại một số nơi của Mỹ yếu hơn, khiến sản lượng điện gió sụt giảm và buộc các nhà máy điện khí phải tăng công suất để bù đắp. Đồng thời, thời tiết nắng nóng khắc nghiệt hơn cùng kỳ năm ngoái cũng khiến nhu cầu sử dụng điện làm mát tại nước này tăng vọt.

Khí tự nhiên tăng được thúc đẩy bởi các vấn đề về nguồn cung ở châu Âu và tăng trưởng nhu cầu ổn định ở Mỹ do nhiệt độ nóng hơn

Bên cạnh đó, sản lượng điện gió tại Mỹ đã giảm xuống chỉ còn 5% trong tổng sản lượng điện của nước này, thấp hơn nhiều so với mức 12% được ghi nhận trong tuần kết thúc vào ngày 12/5. Điều này khiến sản lượng điện từ các nhà máy điện khí trong những tuần gần đây tăng từ khoảng 40% lên 43% trong tổng sản lượng điện của Mỹ, kéo theo đó là nhu cầu sử dụng khí tự nhiên tăng vọt.

Dữ liệu của hãng Refinitiv (Mỹ) cho thấy mức tiêu thụ khí tự nhiên trung bình ngày của các nhà máy điện tại Mỹ trong tuần này đã tăng tới hơn 18% so với tuần trước.

Giới phân tích dự báo tình hình thời tiết nắng nóng có thể khiến nhu cầu sử dụng khí tự nhiên để sản xuất điện tại Mỹ tiếp tục neo ở mức cao trong vòng 3 tuần tới và giá mặt hàng năng lượng này khó có thể giảm xuống dưới mức 2,40 USD/mmBTU trong ngắn hạn. Mức nhiệt độ trung bình ngày tại Mỹ hiện đã tăng hơn so mức trung bình 30 năm trở lại đây và cao hơn đáng kể so với mức dự báo từ đầu năm nay. Nhiệt độ tại một số khu vực cũng đã thiết lập mức cao kỷ lục mới.

Nhu cầu sử dụng khí tăng lên trong mùa hè năm nay có thể khiến lượng dự trữ khí tự nhiên tại Mỹ giảm xuống nhanh hơn, ảnh hưởng đến việc đảm bảo nguồn cung cho hoạt động sưởi ấm vào mùa đông sắp tới.

“Một số kho cảng LNG (khí tự nhiên hóa lỏng) ở châu Âu đã ngừng hoạt động và đường ống dẫn khí đốt ở Thổ Nhĩ Kỳ cũng đóng cửa, dẫn đến các vấn đề về phía cung và do đó giá tăng”, Suman Chowdhury, nhà kinh tế trưởng và trưởng phòng nghiên cứu, Acuite Ratings & Research cho biết.

“Các chuyến hàng LNG từ Mỹ đến một số quốc gia ở châu Á bao gồm cả Ấn Độ. Nhu cầu đang gia tăng ở một số quốc gia ở châu Á. Ở Ấn Độ, nhu cầu điện tăng cao do mùa hè đang đến, điều này cũng ảnh hưởng đến nhu cầu LNG”, Suman Chowdhury nói thêm.

Tuy nhiên ở một cái nhìn toàn cảnh, giá LNG quốc tế đã giảm vào năm 2023 trong bối cảnh mùa đông ở châu Âu ôn hòa hơn dự kiến và nhu cầu năng lượng giảm do lo ngại lạm phát và suy thoái kinh tế.

Chuẩn khí đốt tự nhiên châu Âu TTF của Hà Lan được giao dịch quanh mức 77 euro vào tháng 1 năm 2023 sau khi chạm mức cao nhất mọi thời đại là 350 euro mỗi megawatt giờ (MWh) vào tháng 8 năm 2022.

Các nhà phân tích cho rằng mặc dù giá tăng nhẹ trong thời gian gần đây nhưng giá khí đốt tự nhiên dự kiến sẽ vẫn ở mức thấp trong trung hạn.

“Ngay cả khi tăng nhẹ, giá khí đốt tự nhiên tiếp tục duy trì ở mức thấp hơn so với giá của năm ngoái. Giá dự kiến sẽ không thay đổi do nhu cầu giảm”, ông Hitesh Jain, trưởng nhóm phân tích của Yes Securities cho biết.

Tác động mạnh đến Ấn Độ

Ấn Độ đang gặp khó khăn trong việc ổn định giá khí đốt tự nhiên, đặc biệt là giá LNG (khí hóa lỏng), bởi vì nước này phụ thuộc lớn vào việc nhập khẩu LNG để đáp ứng khoảng 50% nhu cầu khí đốt tự nhiên.

Có một số lý do giải thích tại sao Ấn Độ dễ bị ảnh hưởng bởi giá LNG:

Thứ nhất là do Ấn Độ phụ thuộc vào nhập khẩu. Ấn Độ không có nguồn khí đốt tự nhiên đáng kể trong nước, do đó phải nhập khẩu từ các quốc gia khác. Việc phụ thuộc mạnh vào nhập khẩu làm cho Ấn Độ trở nên nhạy cảm với biến động giá và tình hình cung cầu trên thị trường quốc tế.

Ấn Độ phụ thuộc lớn vào việc nhập khẩu LNG để đáp ứng khoảng 50% nhu cầu khí đốt tự nhiên

Thứ hai, do tăng trưởng kinh tế. Ấn Độ đang trải qua tăng trưởng kinh tế nhanh chóng và sự phát triển công nghiệp mạnh mẽ, tạo ra nhu cầu ngày càng tăng về năng lượng. Điều này đẩy mạnh nhu cầu khí đốt tự nhiên, trong đó LNG đóng vai trò quan trọng, dẫn đến sự tăng cường nhập khẩu và tác động lớn đến giá cả.

Thứ ba do biến động thị trường quốc tế. Thị trường LNG toàn cầu có thể chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, như sự biến động giá dầu, khả năng sản xuất LNG của các quốc gia xuất khẩu hàng đầu, tình hình cung cầu toàn cầu và các yếu tố chính trị. Những biến động này có thể gây ra tình trạng không ổn định và tăng giá của LNG, ảnh hưởng tiêu cực đến Ấn Độ.

Trong năm 2022-2023, mức tiêu thụ khí đốt tự nhiên của Ấn Độ giảm khoảng 6% do giá khí đốt quốc tế cao. Nhập khẩu LNG cũng giảm trong năm xuống 26.647 mmscd (triệu mét khối tiêu chuẩn) từ 31.028 mmscd.​

Việc Ấn Độ phụ thuộc quá mức vào nhập khẩu LNG đặt nước này vào một tình huống mà biến động giá cả và tình hình cung cầu trên thị trường quốc tế có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế. Để giảm sự nhạy cảm với giá LNG và tăng cường an ninh năng lượng, Ấn Độ cần đa dạng hóa nguồn cung năng lượng, khai thác và sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo và cải thiện khả năng sản xuất năng lượng trong nước.

Việc giảm giá vào năm 2023 đã được chứng minh là một cứu trợ cho các công ty kinh doanh khí đốt ở Ấn Độ bao gồm các công ty nhập khẩu khí đốt như GAIL (Ấn Độ) và các công ty phân phối khí đốt thành phố như Indraprastha Gas Limited và Mahanagar Gas Limited (MGL).

Có thể bạn quan tâm