Quả bom hẹn giờ trong "phép màu kinh tế" Ấn Độ

Với tốc độ tăng trưởng ấn tượng, Ấn Độ được gọi là "phép màu kinh tế" trong mắt nhiều người. Tuy nhiên, bên dưới những thành tựu này ẩn chứa một "quả bom hẹn giờ"...

Nền kinh tế Ấn Độ đã trở thành sự hy vọng cho hàng triệu người trẻ tuổi, nhưng nỗ lực của họ để tìm được công việc đáng giá và ổn định đang gặp phải nhiều khó khăn. Vấn đề không chỉ đơn giản là sự cạnh tranh khốc liệt, mà còn là tình trạng thiếu việc làm và áp lực từ dân số trẻ tăng nhanh.

Trong bối cảnh hiện nay tại Ấn Độ, việc tìm kiếm một công việc phù hợp đã trở thành một thử thách lớn. Giới trẻ phải đối mặt với tình trạng thất nghiệp gia tăng và áp lực căng thẳng vì sự cạnh tranh khốc liệt. Những ước mơ và hy vọng của họ dường như bị dập tắt, khi mà sự không đồng đều giữa nguồn lao động và việc làm đang khiến tình thế trở nên bấp bênh hơn bao giờ hết. 

Câu chuyện buồn của giới trẻ Ấn Độ

Sunil Kumar biết rõ rằng mình cần làm việc chăm chỉ để đạt được ước mơ. Anh chàng 28 tuổi đến từ bang Haryana của Ấn Độ đã sở hữu trong tay 2 tấm bằng - cử nhân và  thạc sĩ - nhưng vẫn theo học một chứng chỉ thứ ba, với hy vọng có được một công việc lương cao tại một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Hiện tại Sunil Kumar đã có việc làm, tuy nhiên, đó lại không phải công việc mà anh mơ ước.

Ấn Độ
Áp lực việc làm đè nặng lên vai người lao động trẻ ở Ấn Độ

Anh Kumar đã dành 5 năm qua để quét dọn trường học tại ngôi làng của mình, cùng với công việc làm thêm là kèm cặp gia sư cho các em học sinh nhỏ tuổi với thu nhập không cao. Tổng cộng, anh Sunil Kumar chỉ kiếm khoảng 85 USD (khoảng hơn 2 triệu VND) mỗi tháng.

Anh Kumar thừa nhận rằng số tiền này không nhiều, nhất là khi anh cần nuôi người cha già và em gái. Nhưng đó là tất cả những gì anh có thể kiếm được hiện nay. “Tôi muốn làm giáo viên để áp dụng được những kiến thức đã học. Tuy nhiên giờ đây, tôi phải làm công việc chân tay để tự nuôi mình và gia đình", anh Kumar nghẹn ngào chia sẻ. 

Tình hình của SunilKumar không phải là hiếm gặp, bởi đây là viễn cảnh mà hàng triệu thanh niên Ấn Độ khác cũng đang đối mặt. Tỷ lệ thất nghiệp trong tầng lớp thanh niên của đất nước này đang tăng mạnh, một nguy cơ có thể làm suy yếu tiềm năng tăng trưởng của "điểm sáng" kinh tế thế giới ngay trong lúc nó được kỳ vọng sẽ thực sự bứt phá.

Vị thế quốc gia có dân số đông nhất thế giới của Ấn Độ đã khơi dậy niềm tin về một đòn bẩy mới cho nền kinh tế toàn cầu, ngay khi dân số Trung Quốc bắt đầu giảm sút và già đi. Khác với Trung Quốc, dân số lao động của Ấn Độ còn trẻ, tiếp tục gia tăng và được dự báo sẽ đạt một tỷ người trong thập kỷ tới - một nguồn lực lao động và tiêu dùng đồ sộ từng được một quan chức Mỹ gọi là "phép màu kinh tế".

Nhưng đối với những người trẻ Ấn Độ như SunilKumar, thì mặt trái của "phép màu" này đang đè nặng lên vai họ. 

Trái với Trung Quốc, nơi các nhà kinh tế lo ngại sẽ không có đủ lao động để hỗ trợ số người cao tuổi ngày càng tăng, thì ở Ấn Độ, mối quan ngại lại là không có đủ việc làm để hỗ trợ số người lao động ngày càng tăng.

Theo Trung tâm Giám sát Kinh tế Ấn Độ (CMIE) trong khi nhóm người dưới 25 tuổi chiếm hơn 40% dân số Ấn Độ, gần một nửa trong số đó đã thất nghiệp tính đến tháng 12 năm 2022.

Ấn Độ
Dân số tăng đồng nghĩa với sự cạnh tranh việc làm ngày càng khốc liêt

Một số nhà phân tích đã miêu tả tình hình này cho CNN là một "quả bom thời gian", cảnh báo về nguy cơ bất ổn xã hội trừ khi có thêm việc làm được tạo ra. 

Ông Kaushik Basu, giáo sư kinh tế tại Đại học Cornell và nguyên cố vấn kinh tế trưởng cho chính phủ Ấn Độ, miêu tả tỷ lệ thất nghiệp thanh niên Ấn Độ là vô cùng cao đáng kinh ngạc. "Tỷ lệ thất nghiệp đã tăng mạnh lên trong 7-8 năm gần đây", ông Basu cho biết.

"Nếu không tìm được việc làm thì những gì được coi là cơ hội, những gì được coi là lợi ích nhân sự dân số, có thể trở thành một thách thức và vấn đề khổng lồ cho Ấn Độ”, ông Kaushik Basu giải thích thêm. 

Tình trạng thất nghiệp trên không hẳn là một mảng tối trong nền kinh tế Ấn Độ. Các nhà kinh tế nói rằng Ấn Độ có nhiều lựa chọn để giải quyết các vấn đề dân số. Trong số đó gồm có phát triển một ngành công nghiệp chế tạo cạnh tranh và thâm dụng lao động.

Nhưng những giải pháp trên mức độ vi mô như thế sẽ chưa thể giúp ích được những người đang gặp khó khăn ngay bây giờ.

Cơ sở hạ tầng chưa theo kịp

Bên cạnh những vấn đề về việc làm, Ấn Độ hiện còn phải đối mặt với nhiều thách thức lớn khác, trong đó bao gồm sự thiếu hụt về điện. 

Ấn Độ
Ấn Độ đang liên tiếp đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức bủa vây nền kinh tế

Theo Bộ Năng lượng Ấn Độ, vào tháng 2 năm 2023, tỷ lệ thiếu hụt điện ở Ấn Độ là khoảng 0,2%. Điều này ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và dịch vụ của đất nước.

Mặc dù Ấn Độ đã có sự phát triển đáng kể trong lĩnh vực công nghệ thông tin và viễn thông, nhưng truy cập internet vẫn chưa đạt đến tất cả mọi người. Theo báo cáo thế giới về phát triển 2021 của Liên Hợp Quốc, chỉ có khoảng 41,6% dân số Ấn Độ có truy cập internet, đồng nghĩa với việc hơn 600 triệu người không thể truy cập vào công nghệ thông tin.

Để đảm bảo phát triển kỹ thuật và công nghệ, Ấn Độ cần tiếp tục đầu tư vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Theo báo cáo toàn cầu về cạnh tranh năm 2021-2022 của Viện Phát triển quản lý Ấn Độ, chỉ có 17,4% dân số Ấn Độ được coi là đã tiếp cận được công nghệ kỹ thuật hiện đại.

Hơn nữa, môi trường kinh doanh tại Ấn Độ cũng đối diện với nhiều rào cản. Quy định phức tạp, thủ tục biểu mẫu rườm rà và thị trường lao động không linh hoạt đã làm giảm độ hấp dẫn của Ấn Độ đối với các nhà đầu tư. Sự thụ động của hệ thống ngân hàng và sự tham nhũng cũng đóng góp vào khó khăn của nền kinh tế.

Tuy nhiên, dù đối mặt với nhiều khó khăn, Ấn Độ cũng có những tiềm năng và cơ hội để phát triển. Sự đa dạng về nguồn nhân lực, nguồn tài nguyên và thị trường tiêu thụ lớn đều là những lợi thế của nước này. Chính phủ Ấn Độ đã thúc đẩy các chính sách cải cách kinh tế để thu hút đầu tư và nâng cao năng lực cạnh tranh.

Để vượt qua những khó khăn hiện tại, Ấn Độ cần tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, cải thiện môi trường kinh doanh và thúc đẩy sự phát triển công nghiệp và đổi mới công nghệ. Đồng thời, cần có những chính sách xã hội mang tính bao phủ để giảm bất bình đẳng và nghèo đói.

Nền kinh tế Ấn Độ đang đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức, nhưng cũng có tiềm năng và cơ hội để phát triển. Qua sự cam kết và hành động của chính phủ và xã hội dân sự, Ấn Độ có thể vượt qua những khó khăn này và đạt được sự phát triển bền vững trong tương lai.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Kế hoạch chuyển giao quyền lực tại đế chế xa xỉ Prada

Kế hoạch chuyển giao quyền lực tại đế chế xa xỉ Prada

Miuccia Prada và Patrizio Bertelli đều đang chủ động chuẩn bị chuyển giao quyền lực tại "đế chế" Prada cho thế hệ tiếp nối. Điều này không chỉ giúp bảo vệ di sản của gia đình mà còn đảm bảo quá trình kế thừa diễn ra suôn sẻ, tránh những xung đột hay căng thẳng không đáng có…

Hơn 2,8 tỷ USD đặt cược cho khả năng Bitcoin chạm mốc 90.000 USD

Hơn 2,8 tỷ USD đặt cược cho khả năng Bitcoin chạm mốc 90.000 USD

Giá Bitcoin đã đạt mức kỷ lục 81.000 USD, với các chỉ báo phái sinh cho thấy đà tăng mạnh mẽ sẽ còn tiếp tục. Tâm lý lạc quan được thúc đẩy bởi chiến thắng của ông Donald Trump và các quyết định cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed)…

Tổng thống Mỹ Joe Biden công bố thỏa thuận sơ bộ với Intel trong chuyến thăm khuôn viên Intel Ocotillo tại Arizona hồi tháng 3

Chính quyền Biden và ngành chip đẩy nhanh tiến trình nhận hỗ trợ trước khi ông Donald Trump nhậm chức

Chính quyền Tổng thống Joe Biden đang “chạy đua” để hoàn tất các thỏa thuận hỗ trợ ngành chip trước khi ông Donald Trump nhậm chức. Việc này càng cấp bách hơn khi nhiều công ty hàng đầu như Intel và Samsung vẫn đang trong giai đoạn đàm phán để nhận trợ cấp trị giá hàng tỷ USD từ chính phủ Mỹ…

Thế giới nên đối diện với "Trump 2.0" theo cách nào?

Thế giới nên đối diện với "Trump 2.0" theo cách nào?

Trong cả cuộc marathon bầu cử Tổng thống Mỹ, đã có rất nhiều ý kiến trái chiều, thậm chí là lo ngại về khả năng trở lại chiếc ghế quyền lực của một trong những nhà lãnh đạo khó đoán định nhất: "Trump 2.0".

"Trump 2.0" sẽ thay đổi nước Mỹ như thế nào?

"Trump 2.0" sẽ thay đổi nước Mỹ như thế nào?

Tính tới 11h30 ngày 6/11, ông Trump đang dẫn trước bà Harris với những phiếu đã kiểm, Đảng Cộng hòa của ông Trump cũng gần như chắc chắn giành thắng lợi tại cả Thượng viện và Hạ viện Mỹ. Câu hỏi hiện tại là Trump 2.0 sẽ như thế nào?

Điều gì sẽ xảy ra với nước Mỹ "hậu bầu cử"?

Điều gì sẽ xảy ra với nước Mỹ "hậu bầu cử"?

Cuộc đua tới chiếc ghế quyền lực nhất thế giới đang diễn ra, và sẽ sớm đi tới màn cao trào ngày 5/11. Với tiền lệ từ sau cuộc bầu cử trước, nước Mỹ cũng đang nín thở chờ xem điều gì sẽ xảy ra sau khi ông Trump hoặc bà Harris được tuyên bố thắng cuộc...

Giới nhà giàu Mỹ lập kế hoạch di cư sau bầu cử

Giới nhà giàu Mỹ lập kế hoạch di cư sau bầu cử

Theo báo cáo từ CNBC, nhu cầu sở hữu hộ chiếu thứ hai hoặc chọn nơi cư trú dài hạn ở nước ngoài của các cá nhân giàu có tại Mỹ đang tăng mạnh trong bối cảnh nhiều người tìm kiếm giải pháp để bảo vệ và đa dạng hóa tài sản…

Đằng sau chính sách thuế 0% tại Monaco

Đằng sau chính sách thuế 0% tại Monaco

Monaco nổi tiếng có điều kiện sống tốt và cơ sở hạ tầng công cộng hiện đại dù không thu thuế thu nhập của người dân, từ đó dẫn đến nhiều cuộc tranh luận so sánh với các nước láng giềng Châu Âu. Tuy nhiên, thực tế cho thấy Monaco vẫn có nhiều loại thuế khác để duy trì dịch vụ công chất lượng cao…

Giới đầu tư Châu Âu "nín thở" trước thềm bầu cử tổng thống Mỹ

Giới đầu tư Châu Âu "nín thở" trước thềm bầu cử tổng thống Mỹ

Trong bối cảnh cuộc bầu cử tổng thống Mỹ đang tới gần, các nhà đầu tư Châu Âu thận trọng đưa ra dự đoán về phản ứng của thị trường khi một trong hai ứng cử viên đắc cử. Họ đặc biệt chú ý đến các chính sách của ông Donald Trump và tác động của chúng đối với nền kinh tế toàn cầu…

Giới tài phiệt Mỹ đang nghiêng về "đội Trump" hay "đội Harris"?

Giới tài phiệt Mỹ đang nghiêng về "đội Trump" hay "đội Harris"?

Nhiều nhà lãnh đạo doanh nghiệp lớn đã công khai lên tiếng ủng hộ các ứng viên tổng thống Mỹ trong cuộc đua 2024. Điều này một lần nữa thể hiện rõ mối quan tâm và sự đồng tình của giới kinh doanh Mỹ đối với các chính sách kinh tế mà mỗi ứng viên đại diện…

Hai khách hàng đang mua sắm điện thoại iPhone cũ tại một cửa hàng ở quận Akihabara (Tokyo, Nhật Bản)

Điện thoại cũ đắt hàng tại Nhật Bản

Thị trường điện thoại cũ đang tăng trưởng mạnh mẽ ở Nhật Bản khi người dân tiết kiệm ngân sách và du khách tìm kiếm thiết bị giá rẻ trong bối cảnh kinh tế khó khăn…

Nước Mỹ bầu cử Tổng thống như thế nào?

Nước Mỹ bầu cử Tổng thống như thế nào?

Với cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2024 đang đến gần, ứng viên Donald Trump và Kamala Harris gấp rút vận động cử tri tham gia bỏ phiếu ngày 5/11. Tuy nhiên, người chiến thắng sẽ không được quyết định dựa trên số phiếu phổ thông mà là từ một nhóm 538 đại diện trong Đại cử tri đoàn…