Giá nhiên liệu diesel tăng cao khi nguồn cung thiếu hụt

Nhiên liệu diesel đang trở nên thiếu hụt do nhu cầu tăng trở lại sau đại dịch, trong khi nguồn cung vẫn eo hẹp.
Giá nhiên liệu diesel tăng cao khi nguồn cung thiếu hụt

Giá dầu diesel đang tiếp tục tăng cao, gây tác động không nhỏ tới lạm phát do vai trò quan trọng của nhiên liệu trong nền kinh tế toàn cầu. Hầu như các tàu chở dầu, tàu hỏa và xe tải đều chạy bằng dầu diesel. Nhiên liệu này cũng được sử dụng trong các ngành công nghiệp như nông nghiệp, sản xuất, kim loại và khai thác mỏ.

Patrick De Haan, trưởng bộ phận phân tích dầu khí tại GasBuddy cho biết: “Diesel là nhiên liệu cung cấp năng lượng cho nền kinh tế. Giá dầu cao hơn chắc chắn sẽ khiến hàng hóa cũng trở nên đắt hơn,” chi phí nhiên liệu cao hơn này sẽ ảnh hưởng cho người tiêu dùng. “Đặc biệt là tại cửa hàng tạp hóa, cửa hàng kim khí, bất cứ nơi nào bạn mua sắm.”

Nói cách khác, các tác động sẽ được cảm nhận trên toàn bộ nền kinh tế.

Sự gia tăng trong nhu cầu và giá cả của dầu Diesel

Việc tăng giá dầu Diesel xuất phát từ nhu cầu ngày càng tăng khi các nền kinh tế trên khắp thế giới bắt đầu đẩy mạnh kinh doanh trở lại. Điều này đã đẩy lượng tồn kho xuống mức thấp nhất trong lịch sử. Các sản phẩm như dầu diesel, dầu đốt nóng và nhiên liệu máy bay được gọi là “sản phẩm chưng cất giữa”, vì chúng được tạo ra từ giữa khoảng sôi khi dầu được biến thành sản phẩm.

Tồn kho sản phẩm chưng cất của Hoa Kỳ hiện đang ở mức thấp nhất trong hơn một thập kỷ. Động thái này thậm chí còn tồi tệ hơn ở Bờ Đông, nơi các kho dự trữ đang ở mức thấp nhất kể từ năm 1996. Nhiên liệu diesel và nhiên liệu máy bay tại cảng New York hiện đang giao dịch trên 200 USD/thùng, theo UBS.

Việc châu Âu thoát khỏi sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga cũng đang thúc đẩy tình hình tăng giá nhanh chóng. Khối hiện nhập khẩu khoảng 700.000 thùng dầu diesel mỗi ngày từ Nga, theo Stephen Brennock tại công ty môi giới PVM.

“Sự thắt chặt nguồn cung toàn cầu sẽ càng trở nên trầm trọng hơn bởi EU đã đề xuất cấm nhập khẩu dầu của Nga," ông De Haan nói. “Lệnh cấm, nếu được thông qua, sẽ có tác động lớn đến các thị trường sản phẩm và đặc biệt là dầu diesel… Hiện nay đang gây ra lo lắng rằng châu Âu có thể sẽ ‘cạn’ dầu diesel”.

Công ty tư vấn năng lượng Rystad đưa ra quan điểm tương tự, nói rằng việc mất các sản phẩm tinh chế của Nga sẽ khiến tình trạng thiếu hụt dầu diesel ở châu Âu trở nên “trầm trọng hơn”.

Các nhà lọc dầu không thể chỉ tăng sản lượng để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng và tỷ lệ sử dụng đã trên 90%. Ở Mỹ, công suất lọc dầu đã giảm trong những năm gần đây. Khu phức hợp lọc dầu lớn nhất ở Bờ Đông - Philadelphia Energy Solutions - đã phải đóng cửa sau một vụ hỏa hoạn vào tháng 6/2019.

Một số nhà máy lọc dầu hiện đang được cấu hình lại để sản xuất nhiên liệu sinh học, công suất cũng đã giảm. Ngoài ra, nhiều nhà máy cũng đang tiến hành kiểm tra bảo dưỡng định kỳ - vốn đã bị trì hoãn vì đại dịch. Các cơ sở này thường hoạt động hết công suất - 24 giờ một ngày, bảy ngày một tuần - và vì vậy tại một số thời điểm nhất định, máy móc cần được dừng lại kiểm tra.

Ông De Haan cho biết Bờ Đông nước Mỹ phụ thuộc rất nhiều vào các khu vực khác của đất nước để sản xuất các sản phẩm tinh chế. Và giờ đây, châu Âu cũng đang cạnh tranh cho những loại nhiên liệu tương tự khi họ “quay lưng” lại với nhiêu liệu từ Nga.

Tom Kloza, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu năng lượng toàn cầu tại OPIS, cho biết trong những năm trước đây, một thùng dầu diesel thường được bán với giá cao hơn giá dầu thô tầm 10 USD. Ngày nay, mức chênh lệch đó đã tăng lên mức cao kỷ lục trên 70 USD. “Đây là những mức giá mà chúng ta không quen thấy,” ông nói thêm rằng có sự khác biệt lớn về giá trên khắp Hoa Kỳ. Ông Kloza cho biết dầu diesel tại cảng New York hiện đang giao dịch khoảng 5 USD/gallon, trong khi giá nhiên liệu máy bay tại cảng, thường phản ánh giá dầu diesel, vào khoảng 6,72 USD. Điều đó tương đương với khoảng 282 USD mỗi thùng. “Đây là những con số không chỉ nằm ngoài bảng xếp hạng, mà nó còn là nằm ngoài bức tường, ngoài tòa nhà và có thể ngoài cả hệ mặt trời,” ông nói.

Giá dầu diesel bán lẻ cũng đang tăng mạnh. Vào cuối tuần trước, mức trung bình tại Hoa Kỳ cho một gallon đã đạt mức kỷ lục 5,51 USD, theo AAA, sau khi đạt mức cao mới mỗi ngày trong tuần trước. Điều này có thể dẫn đến tình trạng thắt chặt thị trường xăng dầu, đẩy giá lên cao kèm theo giá tiêu dùng không có dấu hiệu đi xuống.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Ngành công nghiệp thú cưng tại Trung Quốc đang bước vào giai đoạn 3.0 với sự bùng nổ của các dịch vụ cao cấp như chăm sóc sức khỏe, phụ kiện cá nhân hóa và trải nghiệm độc đáo…

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Bất chấp bối cảnh thị trường đầy biến động, thương hiệu Pháp Hermès vẫn ghi nhận doanh thu quý 4/2024 tăng mạnh vượt dự báo và tiếp tục khẳng định vị thế hàng đầu trong ngành xa xỉ….

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Người tiêu dùng Mỹ có thể sẽ phải chi thêm hàng nghìn USD khi mua ô tô mới nếu kế hoạch áp thuế đối với Mexico và Canada của Tổng thống Mỹ Donald Trump được thực thi, theo dữ liệu từ ngân hàng Benchmark Co…

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Người tiêu dùng trẻ tuổi Trung Quốc đang ngày càng ưa chuộng xu hướng mua sắm dựa trên cảm xúc, thúc đẩy một làn sóng chuyển dịch trong thái độ tiêu dùng và dự kiến sẽ sớm trở thành một điểm nóng đáng chú ý trong tương lai…

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Trung Quốc đã tạm ngừng nhập khẩu siro đường và bột pha sẵn từ Thái Lan, khiến hàng hóa bị mắc kẹt tại các cảng biển và có nguy cơ gây ra thiệt hại lên tới 1 tỷ baht (khoảng 29,5 triệu USD) cho các doanh nghiệp xứ Chùa Vàng…