Giới kim hoàn đối mặt với thách thức nguồn cung vì cuộc chiến Nga - Ukraine

Với việc vàng và kim cương của Nga bị hạn chế do chiến sự ở Ukraine, các nhà sản xuất đồ trang sức và đồng hồ xa xỉ đang gặp khó khăn hơn trong việc đảm bảo nguồn nguyên liệu thô và giải quyết các vấn đề nhân quyền trong chuỗi cung ứng.
Giới kim hoàn đối mặt với thách thức nguồn cung vì cuộc chiến Nga - Ukraine

Theo Hội đồng Kim cương Thế giới, Nga là nước sản xuất kim cương tự nhiên lớn nhất thế giới và là nước khai thác vàng lớn thứ hai. 

Tập đoàn đồ xa xỉ Richemont vào tháng 3 cho biết họ đã không mua bất kỳ viên kim cương nào được khai thác ở Nga kể từ cuộc xâm lược ngày 24/2 vào Ukraine và khẳng định lại trong báo cáo phát triển bền vững rằng họ không mua bất kỳ vàng tái chế nào từ Nga.

Vàng tái chế đang được giám sát kỹ lưỡng vì nó có thể chứa vàng có nguồn gốc không rõ ràng.

Tháng trước, tổ chức phi chính phủ Swissaid cho biết nhập khẩu vàng của Thụy Sĩ từ Dubai vào tháng 3 đã tăng vọt, đặt ra câu hỏi về việc liệu vàng của Nga có đang tìm đường qua Dubai hay không.

Reuters không tìm thấy bằng chứng để chứng minh cho tuyên bố đó, nhưng Robin Kolvenbach, giám đốc điều hành của nhà máy tinh chế vàng Thụy Sĩ Argor-Heraeus, cho biết: "Người ta có thể giả định rằng vàng từ Nga cũng có thể xuất hiện với chuỗi giá trị phương Tây thông qua Dubai." Argor-Heraeus đã không nhận vàng từ các nhà cung cấp Nga kể từ ngày 24/2. 

"Tôi nghe nói có những thách thức ở Dubai, chúng tôi không mua vàng từ đó", Berangere Ruchat, người đứng đầu về tính bền vững mới của Richemont, nói với Reuters.

Văn phòng truyền thông của chính phủ Dubai đã không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận.

Ông Ruchat cho biết Richemont có các công cụ và kinh nghiệm để tách biệt nguồn gốc của các nguyên liệu thô và đặt mục tiêu tìm hiểu chính xác nguồn gốc của tất cả lượng vàng họ sử dụng vào năm 2025. Công ty nhận 94% nguồn cung vàng thông qua nhà máy nội bộ Varinor tập trung vào vàng tái chế có nguồn gốc công nghiệp hoặc đồ trang sức cũ từ Bắc Mỹ, Tây Âu và Nhật Bản, nhưng không tiết lộ các nhà cung cấp.

Swatch Group cho biết trong báo cáo bền vững năm 2021 của họ rằng họ tránh sử dụng vàng tái chế từ các nguồn bên ngoài do thiếu khả năng truy xuất nguồn gốc. 

Nhà sản xuất đồng hồ thuộc sở hữu của gia đình Patek Philippe cho biết họ tin tưởng các nhà cung cấp của mình và các quy tắc do chính phủ đặt ra đối với việc tìm nguồn cung ứng nguyên liệu thô, trong khi Chopard không đưa ra bình luận. 

Rolex cho biết họ đã thiết lập hệ thống truy xuất nguồn gốc riêng cho vàng từ mỏ đến thành phẩm, được chứng nhận bởi các cuộc kiểm toán bên ngoài. Nó cũng đang phát triển mô hình chứng nhận của riêng mình cho kim cương, yêu cầu các nhà cung cấp phải thông báo nguồn gốc của từng lô.

Một công cụ quan trọng để các công ty trang sức và đồng hồ cao cấp chứng nhận nguồn gốc của vàng tái chế là nhãn của Hội đồng trang sức có trách nhiệm (RJC) mà các công ty trong ngành tránh chỉ trích trước công chúng.

Một ngoại lệ là khi Tổ chức High Horology cho biết trong các bình luận chính thức về một cuộc cải cách thẩm định của Thụy Sĩ vào năm ngoái: "Các tiêu chuẩn RJC có lỗ hổng khiến việc sản xuất vàng tái chế rất dễ dàng - phế liệu được tái chế và trở thành vàng được chứng nhận Quy trình Giám sát Nguồn gốc (CoC)."

CoC hiện tiêu chuẩn nghiêm ngặt nhất của RJC đối với các vật liệu mà theo trang web của nó, “cung cấp một câu chuyện hoàn chỉnh về nguồn gốc xuất xứ của nguyên liệu và quá trình xử lý, từ mỏ khai thác đến thành phẩm tại cửa hàng”. Chỉ 221 trong số hơn 1.500 thành viên của RJC được chứng nhận CoC.

Danh tiếng của Hội đồng đã bị lung lay vào tháng 3 khi Richemont, Pandora và Kering đã rời khỏi hội đồng vì mối quan hệ của RJC với nhà sản xuất kim cương thuộc sở hữu nhà nước Nga là Alrosa.

Các giám đốc điều hành của Richemont đã chỉ trích cách quản lý của RJC vào thời điểm đó, nhưng mới đây Richemont cho biết họ đang thảo luận một lần nữa để “tiết kiệm 15 năm làm việc” theo một tiêu chuẩn quan trọng phải có.

RJC cho biết hầu hết các công ty đã quay trở lại. Tuy nhiên, Hội đồng không bình luận về cách sẽ cải thiện hoạt động hay quản trị của mình.

Laurent Maeder, giáo sư tại Trường Quản lý Bền vững SUMAS, cho biết khai thác vàng là công việc khó khăn và nguy hiểm, sử dụng nhiều hóa chất. “Bạn không có vàng ‘sạch’ hoặc kim cương ‘sạch’ ngay cả khi chúng được dán nhãn công nhận đi chăng nữa.”

Xem thêm

Giá vàng sẽ tăng cao trong năm nay?

Giá vàng sẽ tăng cao trong năm nay?

Nhận định về thị trường vàng trong thời gian tới, các chuyên gia phân tích thị trường dự đoán, giá vàng sẽ tăng cao khi lãi suất và lạm phát có chiều hướng đi lên.

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…