Gojek Việt Nam bổ nhiệm CEO mới, từng đảm nhiệm Giám đốc vùng Gojek ở Indonesia

Sự thay đổi vị trí của nhân sự điều hành chủ chốt này của Gojek Việt Nam hướng đến trọng tâm là sự phát triển bền vững trong kinh doanh, tiếp tục tạo ra tác động xã hội tích cực cho các khách hàng và đối tác.

Hôm nay (18/1), Gojek chính thức công bố bổ nhiệm ông Sumit Rathor làm Tổng Giám đốc của Gojek Việt Nam. Ông Sumit sẽ lãnh đạo chương phát triển tiếp theo của Gojek Việt Nam, với trọng tâm là sự phát triển bền vững trong kinh doanh, đồng thời tiếp tục tạo ra tác động xã hội tích cực cho các khách hàng và đối tác. 

Tân CEO của Gojek Việt Nam

Ôông Sumit Rathor gia nhập Gojek năm 2019 với vai trò Giám đốc vùng của Gojek tại Indonesia, phụ trách các vùng lãnh thổ Trung và Đông Java Bali. 

CEO mới của Gojek Việt Nam là người có hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hoạch định chiến lược, vận hành và tài chính. Ông Sumit Rathor đã tới Việt Nam năm 2022 để điều hành hoạt động của ba bộ phận lớn của Gojek là Phát triển các Đối tác Nhà hàng, Marketing và Chiến lược.

Ông Sumit Rathor sẽ tiếp quản công việc của ông Phùng Tuấn Đức, đồng sáng lập kiêm Tổng Giám đốc Gojek Việt Nam từ năm 2020.

Về phía ông Phùng Đức Tuấn - cựu CEO của Gojek Việt Nam với hơn 5 năm gắn bó với nền tảng công nghệ đa dịch vụ này, đã quyết định rời vị trí này để theo đuổi các thử thách mới cũng như phát triển sự nghiệp riêng. 

Theo đánh giá của tân CEO Gojek Việt Nam, Việt Nam là một thị trường quan trọng của Gojek. Gojek đặt kỳ vọng lớn vào những thành tựu đã đạt được cho đến thời điểm này sẽ giúp công ty phát huy tối đa các tiềm năng, xây dựng hoạt động kinh doanh mạnh mẽ hơn.

Về phía công ty mẹ sở hữu Gojek - ứng dụng công nghệ GoTo ra mắt vào tháng 5/2021 sau thương vụ hợp nhất giữa ứng dụng gọi xe và giao đồ ăn Gojek và công ty thương mại điện tử Tokopedia của Indonesia, đang vận hành không mấy suôn sẻ khi ghi nhận khoản lỗ lên đến gần 1 tỷ USD chỉ trong 6 tháng đầu năm 2022. Năm 2021, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên GoTo ghi nhận khoản lỗ ròng lên đến 21,4 nghìn tỷ rupiah (1,47 tỷ USD) trong năm 2021. Như vậy, GoTo đang ngày càng cho thấy khả năng đốt tiền khốc liệt và chưa mang lại nhiều hiệu quả trên thị trường gọi xe công nghệ. 

Xem thêm

MoMo và Gojek hợp tác, tích hợp Ví MoMo trên ứng dụng Gojek

MoMo và Gojek hợp tác, tích hợp Ví MoMo trên ứng dụng Gojek

Siêu ứng dụng MoMo và Gojek - nền tảng công nghệ đa dịch vụ theo yêu cầu hàng đầu Đông Nam Á, đã chính thức công bố hợp tác chiến lược, theo đó MoMo trở thành ví điện tử đầu tiên được tích hợp trên ứng dụng Gojek tại Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...