Gốm Chu Đậu: Hồi sinh một thương hiệu

“Có Gốm Chu Đậu trong nhà – Như là có cả ông bà, tổ tiên”. Câu truyền miệng với lời ca tụng về Gốm Chu Đậu trên đã nói lên tất cả về những giá trị vật chất và tinh thần mà gốm Chu Đậu mang lại.
Gốm Chu Đậu: Hồi sinh một thương hiệu

Ông Nguyễn Hữu Thức - Giám đốc Công ty Cổ phần Gốm Chu Đậu

Để hiểu thêm về những thăng trầm của thương hiệu gốm Chu Đậu, Thương Gia đã có cuộc trò chuyện với ông Nguyễn Hữu Thức - Giám đốc Công ty Cổ phần Gốm Chu Đậu (thuộc Tổng Công ty Thương mại Hà Nội- Hapro) xung quanh quá trình hồi sinh và gìn giữ sản phẩm Gốm Chu Đậu - thương hiệu mang tinh hoa Việt, văn hóa Việt.

Theo ông Thức, Gốm Chu Đậu mang tính nghệ thuật cao, giàu bản sắc dân tộc, rất đẹp về bố cục, phong phú về màu sắc, đa dạng về thể loại sản phẩm… Đặc biệt, gốm Chu Đậu không chỉ đáp ứng được sở thích của mọi tầng lớp người dùng, mà còn rất hấp dẫn bởi những nét đặc trưng “rất riêng” không giống bất kỳ sản phẩm cùng loại nào trên thị trường. Đó là các họa tiết bài trí trên sản phẩm đều được họa theo phương pháp thủ công (bằng tay), hình ảnh, màu sắc nhẹ nhàng, tinh tế mang đậm nét văn hóa truyền thống Việt Nam.

Được biết thương hiệu gốm Chu Đậu đã từng rất nổi tiếng trong lịch sử, tuy nhiên với những biến cố thăng trầm, thương hiệu Gốm Chu Đậu dường như có một thời đã bị lãng quên. Vậy ông cùng với tập thể lãnh đạo và cán bộ công nhân viên đã làm thế nào để đưa thương hiệu gốm Chu Đậu phát triển mạnh mẽ như ngày hôm nay, thưa ông?

Gốm Chu Đậu từng rất nổi tiếng trong lịch sử, đã có rất nhiều sản phẩm gốm Chu Đậu được sử dụng trong Hoàng Cung Thăng Long. Đó là dòng gốm cao cấp Ngự dụng dành riêng cho Vương Triều. Gốm Chu Đậu xưa không chỉ nổi tiếng trong nước mà còn được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới. Minh chứng là Gốm cổ Chu Đậu hiện nay đang được lưu giữ và trưng bày tại 46 Bảo tàng danh tiếng của 32 quốc gia trên thế giới. Nhiều bảo tàng nổi tiếng trên thế giới đã dành những không gian xứng đáng để trưng bày giới thiệu về gốm Chu Đậu, vì thế gốm Chu Đậu được xem như là một sắc thái văn hóa riêng biệt, độc đáo của Văn hóa Việt Nam.

Giám đốc Công ty Cổ phần Gốm Chu Đậu đang giới thiệu quy trình sản xuất hàng cho ông Constancio Pinto - Bộ trưởng Bộ Thương mại, Công nghiệp và Môi trường nước Đông Timor

Tuy nhiên có những giai đoạn, thị trường vắng bóng cái tên Chu Đậu. Với tầm nhìn chiến lược muốn quảng bá, gìn giữ và nâng tầm thương hiệu gốm Chu Đậu, năm 2001, ông Nguyễn Hữu Thắng – nguyên Giám đốc Công ty sản xuất dịch vụ và XNK Nam Hà Nội - Nay là Chủ tịch HĐTV Tổng Công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) đã quyết định thành lập Xí nghiệp Gốm Chu Đậu (nay là Công ty Cổ phần gốm Chu Đậu) tại thôn Chu Đậu, xã Thái Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.

Quyết định phát triển thương hiệu với Hapro là một cách để gìn giữ nét văn hóa Việt.

Sau 17 năm phục dựng, Chu Đậu ngày nay không những được hồi sinh mà còn được phát triển mạnh mẽ. Sản phẩm gốm Chu Đậu hiện nay rất đa dạng về mẫu mã, chủng loại. Sự phục hưng của gốm Chu Đậu ngày nay không chỉ phỏng lại những sản phẩm Gốm Chu Đậu tinh hoa xưa mà còn tạo ra nhiều sản phẩm vừa có tính văn hóa vừa có tính kinh tế, đồng thời phải đáp ứng được yêu cầu về thẩm mỹ và thị hiếu của người tiêu dùng hiện nay.

"Sau những vất vả ban đầu, hiện nay sản phẩm gốm Chu Đậu không chỉ là đồ dùng sang trọng trong mỗi gia đình mà còn được các lãnh đạo cấp cao chọn làm quà biếu tặng quốc gia cho khách quốc tế trong và ngoài nước.

Tuy nhiên để gìn giữ được thương hiệu gốm Chu Đậu phát triển như ngày nay thì tập thể lãnh đạo công ty đã không tránh khỏi những khó khăn trong quá trình “tái khởi nghiệp”, thưa ông?

Gốm Chu Đậu: Hồi sinh một thương hiệu ảnh 2Giám đốc công ty đang chỉ đạo triển khai hoạt động sản xuất

Giai đoạn đầu chúng tôi gặp khá nhiều khó khăn như khó khăn về thị trường đầu ra, khó khăn về nhân sự... Bên cạnh đó là sự thay đổi bộ máy, cải tổ, cải tiến sản xuất... Mọi việc diễn ra đồng thời làm cho ban lãnh đạo công ty không tránh khỏi những lúc mệt mỏi, nản chí.

Điều trăn trở lớn nhất của ban lãnh đạo lúc bấy giờ đó là nghiên cứu làm sao tạo nên những sản phẩm mang tính truyền thống nhưng phải kết hợp với hiện đại, bởi nếu chỉ làm mãi những mẫu cũ chỉ đáp ứng được nhu cầu của một số đối tượng là những người lớn tuổi, còn đối với những người trẻ tuổi họ thích được sở hữu những sản phẩm kết hợp giữa truyền thống với hiện đại.

Sau một thời gian mày mò nghiên cứu, vào năm 2014, chúng tôi đã chế tác ra các dòng sản phẩm mới dựa trên những sản phẩm bản sắc đó là vẽ vòng kim cao cấp. Sản phẩm mới này được giới thiệu ra thị trường từ năm 2015. Tuy nhiên, qua nhiều khó khăn thách thức, sản phẩm cuối cùng cũng đã được thị trường đón nhận, được rất nhiều khách hàng trong nước và quốc tế ưa chuộng.

Sau những vất vả ban đầu, hiện nay sản phẩm gốm Chu Đậu không chỉ là đồ dùng sang trọng trong mỗi gia đình mà còn được các lãnh đạo cấp cao chọn làm quà biếu tặng quốc gia cho khách quốc tế trong và ngoài nước.

Công ty Cổ phần Gốm Chu Đậu cũng đang đặc biệt chú trọng đến lĩnh vực xuất khẩu sản phẩm ra thị trường quốc tế. Điểu này không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà đây còn là cơ hội để giới thiệu, quảng bá văn hoá Việt Nam ra thị trường thế giới.

Sau nhiều năm thất truyền, nay gốm Chu Đậu đã thực sự hồi sinh, trở thành mặt hàng xuất khẩu giá trị, có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Qua việc phục dựng thành công thương hiệu gốm Chu Đậu, ông có thể chia sẻ bài học cho các bạn trẻ khi muốn xây dựng thương hiệu cho DN mình?

Để khởi nghiệp và xây dựng thương hiệu DN thành công, theo tôi điều quan trọng nhất đó là các bạn cần có sự quyết tâm, kiên trì và lòng đam mê với mục tiêu mình đã đặt ra. Thứ hai, phải xây dựng bản sắc văn hóa DN và phát triển lành mạnh. Thứ ba, sản phẩm của mình phải có sự khác biệt đối với các đối tác khác trên thị trường. Cuối cùng, luôn có nhiều phương án, kế hoạch, sự chuẩn bị cho dự án của mình.

Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện này!

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…