Google sẽ trả cho báo chí 1 tỷ USD cho tin tức trong ba năm tới

Công ty đã phải chịu áp lực từ các đơn vị xuất bản như News Corp. và Axel Springer để trả tiền cho các nội dụng mà Google chia sẻ với người dùng.
Google sẽ trả cho báo chí 1 tỷ USD cho tin tức trong ba năm tới

Mới đây, Google cho biết họ sẽ trả cho các đơn vị báo chí 1 tỷ USD cho tin tức trong 3 năm tới. 

Cam kết được giám đốc điều hành Sundar Pichai công bố trong bài đăng trên blog vào hôm qua (1/10). 

“Tôi luôn luôn coi trọng chất lượng báo chí và tin rằng một ngành công nghiệp tin tức sôi động là thực sự quan trọng đối với xã hội,” ông Pichai nhấn mạnh. 

Các nhà xuất bản tin tức bao gồm News Corp. của Rupert Murdoch, Axel Springer của Đức đã kêu gọi Google trả tiền cho nội dung tin tức của họ trong gần một thập kỷ nhưng trước đó Google đã từ chối. 

Google hiện có kế hoạch trả tiền cho các nhà xuất bản để tạo và quản lý nội dung cho một sản phẩm di động mới có tên là Google News Showcase, ban đầu sẽ được phát hành trực tuyến ở Brazil và Đức trước khi ra mắt ở các quốc gia khác. Các đơn vị báo chí bao gồm Der Spiegel, Die Zeit của Đức và Folha de S.Paulo ở Brazil đã đăng ký tham gia chương trình giới thiệu. 

“Môi hình kinh doanh cho báo chí - dựa trên quảng cáo và doanh thu từ việc đăng ký (subscription) - đã phát triển trong hơn một thế kỷ qua. Internet đã mang đến sự thay đổi lớn cho hệ thống báo chí truyền thông… và bản thân chúng tôi muốn đóng một vai trò để giúp đỡ ngành báo chí trong thế kỷ 21,” ông Pichai chia sẻ. 

Tuy nhiên, Angela Mills Wade, giám đốc điều hành của Hội đồng các nhà xuất bản châu Âu chia sẻ với Financial Times rằng các thành viên trong hội đồng cảm thấy “khá hoài nghi” về vấn đề này.

“Bằng các tung ra một sản phẩm, Google có thể đưa ra các điều khoản và điều kiện sử dụng, có thể dẫn đến việc phá vỡ luật lệ được thiết kế để tạo điều kiện cho một cuộc đàm phán công bằng, trong khi lại tuyên bố họ đang giúp đỡ cho việc sản xuất tin tức”. 

Google không phải là “gã khổng lồ công nghệ” duy nhất của Hoa Kỳ chịu áp lực trả phí cho tin tức. Facebook cũng đang được nhiều đơn vị yêu cầu thanh toán thường xuyên cho các nội dung tin tức được chia sẻ trên nền tảng của mình. 

Uỷ ban Cạnh tranh và Người tiêu dùng Australia đã phát triển một quy tắc bắt buộc các công ty công nghệ phải trả tiền cho việc sử dụng nội dung tin tức. Nếu được chấp thuận, mã dự thảo được uỷ ban công bố vào tháng 7 vừa qua sẽ giúp các đơn vị báo chí của Úc đảm bảo được các khoản thanh toán trong vài tháng tới. Các đơn vị báo chí của Úc đề nghị Google nên trả cho họ 600 triệu USD mỗi năm, nhưng Google đã từ chối lời kêu gọi này. 

Nguồn: CNBC

Xem thêm

Google đầu tư 10 tỷ USD vào Ấn Độ

Google đầu tư 10 tỷ USD vào Ấn Độ

Google đang lên kế hoạch đầu tư 10 tỷ USD vào Ấn Độ như một phần trong dự án mang đến internet hữu ích với mức phải chăng cho 1 tỷ người tại quốc gia này.

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...