Hai ngân hàng lớn của Pháp rời khỏi Nga

Crédit Agricole và BNP Paribas của Pháp cho biết họ đã chuẩn bị để ngừng tất cả các dịch vụ ở Nga, trở thành 2 ngân hàng quốc tế tiếp theo rút lui khỏi Nga kể từ khi Moscow tấn công Ukraine.
Hai ngân hàng lớn của Pháp rời khỏi Nga

Crédit Agricole, trước đó đã ngừng cấp vốn mới cho các công ty Nga, trong một tuyên bố mới đây cho biết họ đã liên hệ với các khách hàng doanh nghiệp quốc tế để bắt đầu tạm ngừng dịch vụ.

Ngân hàng trước đó cho biết mức độ tiếp xúc của họ với Nga và Ukraine là khoảng 7,05 tỷ USD trong và ngoài bảng cân đối kế toán, nhưng nói với các nhà đầu tư rằng cổ tức năm 2021 sẽ không bị ảnh hưởng.

Các ngân hàng và nhà đầu tư đã vội vàng cắt đứt sự liên kết với Nga trong những tuần gần đây, trong bối cảnh các biện pháp trừng phạt nặng nề của phương Tây liên tục nhắm tới Moscow.

Crédit Agricole nói thêm rằng ưu tiên của họ là hỗ trợ 2.400 nhân viên của mình ở Ukraine, những người đang nỗ lực để đảm bảo các hoạt động ngân hàng thiết yếu ở nước này vẫn được tiếp tục để phục vụ người dân. 

Động thái này diễn ra một ngày sau khi ngân hàng BNP Paribas của Pháp cũng đã thông báo cho các khách hàng doanh nghiệp của mình ở Nga rằng ngân hàng sẽ không xử lý các giao dịch của họ kể từ sau cuối tháng, và đã ngừng cấp vốn mới ở Nga.

Cơ quan xếp hạng S&P Global trước đó cho biết họ đã đình chỉ dịch vụ của tất cả các sản phẩm cho khách hàng ở Nga và Belarus, những người đang chịu lệnh trừng phạt.

Trong khi đó, 2/3 quỹ tín dụng ở Luxembourg có sự liên hệ thân thiết với Nga đã bị đình chỉ", cơ quan quản lý chứng khoán của quốc gia cho biết.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...