Hàn Quốc phát triển các robot quân sự đa dụng cho bộ binh

Ngày 6/1/2021, Hanwha Defense Systems của Hàn Quốc công bố video, giới thiệu các sản phẩm xe không người lái quân sự cấp chiến thuật (Tactical Unmanned Vehicle) do công ty này phát triển.

Đây là một hệ thống các robot chiến thuật mặt đất cho nhiều mục đích khác nhau và hoàn toàn được thiết kế nội địa.

Video quảng cáo sản phẩm giới thiệu: một nhóm robot mặt đất thực hiện nhiệm vụ quan sát và trinh sát chiến trường, một nhóm robot đa chức năng bộ binh hỗ trợ binh sĩ trực tiếp trên chiến trường và một nhóm robot công binh rà phá bom mìn.

Tháng 11/2020, Cơ quan mua sắm vũ khí Hàn Quốc ký một hợp đồng ủy quyền cho một công ty quốc phòng địa phương phát triển một robot quân sự, có khả năng phát hiện, vô hiệu hóa bom mìn và những chất nổ khác bằng công nghệ phát triển trong nước.

Cơ quan Quản lý Chương trình Mua sắm Quốc phòng (DAPA) cho biết, trong khuôn khổ dự án có trị giá 18 tỷ won (16 triệu USD), Hanwha Defense lên kế hoạch phát triển một robot có khả năng tuần tra trong vùng gài mìn của Khu phi quân sự (DMZ) trên biên giới với Triều Tiên, và các khu vực nguy hiểm khác, có khả năng phát hiện và vô hiệu hóa mìn, bom đạn và chất nổ.

Công ty Hanwha đã thực hiện những nghiên cứu sơ bộ từ năm 2017 và phát triển các công nghệ quan trọng cho dự án này, DAPA cho biết:

“Hiện nay, quân đội đang sử dụng các loại máy dò mìn và robot nhập khẩu trong lĩnh vực này. Nhưng các thiết bị dò tìm có thể gây thương vong cho binh sĩ, sử dụng những thiết bị công binh, nhập khẩu robot tốn rất nhiều chi phí” - cơ quan mua sắm cho biết. Robot tự phát triển trong nước được kỳ vọng sẽ ngăn chặn thiệt hại về sinh lực, tăng cơ hội nhanh chóng phát hiện chất nổ, giúp tăng cường khả năng chiến đấu của quân đội”.

Công ty Hanwha cho biết, robot loại nhỏ chạy bánh xích sẽ được trang bị các thiết bị tiên tiến, đa dạng, như máy soi tia X, vũ khí và máy cắt cáp điện hoặc dây thép gai, được vận hành từ xa. Phát triển, chế tạo và thử nghiệm dự kiến ​​sẽ hoàn thành tháng 6/2023, được đưa vào khai thác sử dụng sớm nhất năm 2024.

Phiên bản tiếng Anh của trang web Hệ thống Phòng thủ Hanwha không thông báo nhiều thông tin về nhóm robots này, chỉ giới thiệu các tháp pháo không người lái có thể lắp trên những xe bọc thép khác nhau.

Trang web tiếng Hàn Quốc cung cấp nhiều hơn thông tin về Robot phòng thủ giới thiệu:

“Hanwha Defense cam kết hiện thực hóa một hệ thống robot chiến đấu phức tạp có thể giảm thiểu thương vong các chiến trường trong tương lai. Chúng tôi đang phát triển robot quốc phòng và dẫn đầu trong lĩnh vực phát triển các công nghệ cốt lõi tiên tiến”.

6 hệ thống được giới thiệu như sau:

Phương tiện không người lái đa năng - trong các tình huống chiến trường phức tạp có độ nguy hiểm cao, có thể thực hiện các nhiệm vụ tìm kiếm và trinh sát từ xa bằng việc sử dụng các phương tiện cơ động không người lái, phương tiện bay không người lái và thiết bị điều khiển với cơ chế tự động hóa hạn chế. Đây là một hệ thống vũ khí trang thiết bị nâng cao khả năng sống sót và sức mạnh chiến đấu của các đơn vị bộ binh nhỡ việc hỗ trợ vận chuyển vật liệu chiến tranh có có khối lượng lớn.

Phương tiện trinh sát không người lái - UGV một hệ thống rô bốt chiến đấu cỡ vừa / lớn có khả năng thực hiện các nhiệm vụ tìm kiếm / trinh sát, dẫn đường hỏa lực và tấn công trong đội hình các đơn vị cơ giới trong môi trường tác chiến phức tạp, cơ động trên các tuyến đường chiến thuật, trên địa hình và đường không trải nhựa. UGV có thể được sử dụng triển khai hệ thống phòng thủ vành đai cho các đơn vị đồn trú và các mục tiêu có tầm quan trọng đáng kể. UGV đang được Viện Nghiên cứu Khoa học Quốc phòng phát triển.

Robot trinh sát nhỏ - Đây là robot giám sát và cảnh báo kích thước nhỏ, có thể được binh sĩ sử dụng để trinh sát trong các hoạt động chiến đấu có nguy cơ bị phục kích, cho phép thực hiện nhiệm vụ hiệu quả thông qua quan sát, giám sát bằng các phương tiện trinh sát trên xe. Robot trinh sát đang được phát triển bởi Viện Nghiên cứu Khoa học Quốc phòng.

Rô bốt dò tìm và rà phá bom mìn – Robot được điều khiển từ xa, hỗ trợ các hoạt động tấn công và phòng thủ của các đơn vị bộ binh, cơ động chiến đấu trong khu vực thành thị và khu vực đồi núi. Đây là hệ thống robot nhỏ, thực hiện nhiệm vụ giám sát và trinh sát, phát hiện các mối đe dọa, xác định các vị trí có mìn và vũ khí nổ tự chế, rà soát tuyến đường cơ động.

Rô bốt phát hiện / vô hiệu hóa vũ khí nổ tự chế (IED) - Đây là rô bốt trang bị AI có khả năng phát hiện / loại bỏ vũ khí nổ tự chế (IED) kiểu Hàn Quốc, được vận hành bởi một binh sĩ,  robot bao gồm một xe bánh xích cơ động, cánh tay người máy tự do nhiều cấp độ và thiết bị điều khiển đầu cuối.

Robot Lựu đạn thông minh (SG) - Đây là một robot có thể được sử dụng cho các nhiệm vụ tấn công chính xác bằng cách phát hiện kẻ thù và các phần tử khủng bố bằng khí tài quang học giám sát và trinh sát, binh sĩ có thể điều khiển robot tiếp cận mục tiêu, kích hoạt các loại bom hơi cay hoặc bom nổ phá HE để vô hiệu hóa đối tượng.

Tất cả các hệ thống được giới thiệu đều hoạt động rất tốt, Hàn Quốc đang có kế hoạch thâm nhập thị trường hệ thống không người lái quân sự và đang thúc đẩy tham vọng này với nỗ lực tối đa.

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…