Hàng nghìn doanh nghiệp Canada đối mặt với nguy cơ phá sản vì không trả nổi nợ ngân hàng

Hàng nghìn doanh nghiệp nhỏ ở Canada đang phải đối mặt với nguy cơ phá sản sau khi chính phủ chấm dứt chương trình hỗ trợ thời kỳ đại dịch vào tháng trước, trong khi đó nền kinh tế vẫn đang chững lại vào thời điểm lãi suất cao…

 Hàng nghìn doanh nghiệp Canada đối mặt với nguy cơ phá sản vì không trả nổi nợ ngân hàng

Các doanh nghiệp nhỏ (tuyển dụng ít hơn 100 nhân viên) là những nhân tố rất quan trọng đối với nền kinh tế Canada vì họ cung cấp việc làm cho gần 2/3 trong số 12 triệu lao động tư nhân của đất nước.

Các nhóm vận động hành lang và các nhà kinh tế mới đây đã đưa ra cảnh báo về việc tỷ lệ phá sản đang gia tăng đột biến, ghi nhận con số 38% trong 11 tháng đầu năm 2023 và sẽ có ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng kinh tế.

Vào tháng 12/2023, các doanh nghiệp nhỏ bắt đầu phải đối mặt với thời hạn hoàn trả các khoản vay không lãi suất trị giá 60.000 CAD (tương đương 44.676 USD) được cung cấp cho mỗi doanh nghiệp trong thời kỳ đại dịch. Bộ trưởng Tài chính Canada Chrystia Freeland tiết lộ vào đầu tuần này rằng trong số 900.000 công ty đã nhận được sự hỗ trợ của chính phủ, 1/5 trong đó vẫn hoàn toàn chưa trả được bất kỳ phần vay nào.

Bên cạnh đó, Liên đoàn Doanh nghiệp Độc lập Canada (CFIB), một nhóm vận động hành lang cho các doanh nghiệp nhỏ, ước tính có tới 1/4 trong số 900.000 doanh nghiệp tiếp tục trễ thời hạn.

Theo dữ liệu chính thức mới nhất, có khoảng 1,2 triệu doanh nghiệp nhỏ tại Canada vào năm 2021 và đóng góp hơn 1/3 vào GDP của đất nước.

“Có hàng chục nghìn, nếu không phải hàng trăm nghìn doanh nghiệp, khó thể trả được hết nợ”, ông Dan Kelly, chủ tịch Liên đoàn Doanh nghiệp Độc lập Canada chia sẻ với Reuters và nói thêm rằng rất nhiều khoản nợ chỉ có thể trả lại chính phủ nếu doanh nghiệp đi vay từ ngân hàng với mức lãi suất cao.

Trong số những công ty đã trả nợ, Liên đoàn Doanh nghiệp Độc lập Canada ước tính có khoảng 225.000 người đã phải vay ngân hàng vào thời điểm lãi suất trong nước đang ở mức cao nhất trong 22 năm.

Những người không vay được ngân hàng và trễ hạn thanh toán sẽ phải trả đều đặn mức lãi suất 5%/năm trong 2 năm.

Stephen Tapp, nhà kinh tế trưởng tại Phòng Thương mại Canada, nhận xét trong một cuộc phỏng vấn: “Chúng tôi dự đoán… tình trạng vỡ nợ sẽ gia tăng trong khoảng sáu tháng tới”.

Hội đồng Hội nghị Canada (CBC), một tổ chức tư vấn độc lập, dự báo rằng chi tiêu của người tiêu dùng vào năm 2024 tính trên cơ sở bình quân đầu người dự kiến sẽ giảm hơn nữa so với những gì đã thấy vào năm ngoái.

CBC ước tính, lợi nhuận doanh nghiệp quý đầu tiên của năm sẽ giảm gần một nửa xuống còn 104,5 tỷ CAD so với cùng kỳ năm trước và thời gian còn lại của năm cũng sẽ yếu hơn so với 2023 khi các công ty phải chịu chi phí cao hơn và doanh thu giảm. Theo đánh giá của CBC, khi sự hỗ trợ của chính phủ giảm dần, các doanh nghiệp nhỏ sẽ là những người bị ảnh hưởng lớn nhất.

Người phát ngôn của Bộ tài chính Canada Katherine Cuplinskas đã trả lời câu hỏi của Reuters qua email, nói rằng Bộ Tài chính không mong hề có ý gây tác động tiêu cực đến nền kinh tế khi doanh nghiệp phải trả các khoản vay được hỗ trợ trong đại dịch. Nhấn mạnh một lần nữa, Katherine Cuplinskas cho biết những người nhận khoản vay từ lâu đã có đầy đủ thông tin về các mốc thời gian hoàn trả và có thể lập kế hoạch cho phù hợp.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…