Hệ lụy gì từ việc Nga vỡ nợ?

Nga quá thời hạn chót của giai đoạn ân hạn trong 30 ngày để trả nợ cho các bên nắm giữ trái phiếu. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng cần chờ một thời gian nữa mới có thể xác nhận việc Nga có vỡ nợ hay không.
Hệ lụy gì từ việc Nga vỡ nợ?

“Dù có thể có một điều thần kỳ xảy ra, nhưng không ai đánh cược cho điều đó. Khả năng cao là họ sẽ không thể thanh toán vì không ngân hàng nào chuyển tiền”, Jay S. Auslander, luật sư hàng đầu về nợ chính phủ tại hãng Wilk Auslander ở New York, nói với AP.

Nga đang nợ khoảng 40 tỷ USD dưới dạng trái phiếu nước ngoài. Trước khi xung đột nổ ra ở Ukraine, Nga có khoảng 640 tỷ USD dự trữ ngoại tệ và vàng, hầu hết được đặt ở nước ngoài và đang bị đóng băng.

Tháng trước, Bộ Tài chính Mỹ có bước đi nhằm ngăn chặn Nga thanh toán hàng tỷ đô la dưới dạng nợ trái phiếu cho chủ đầu tư nước ngoài thông qua các ngân hàng Mỹ. Đáp lại, Bộ Tài chính Nga tuyên bố sẽ trả nợ bằng tiền rúp và “tạo cơ hội để chuyển đổi sang loại tiền tệ ban đầu”.

Nga nói rằng bất kỳ nguy cơ vỡ nợ nào đều là nhân tạo, vì nước này có tiền trả nợ nhưng các lệnh trừng phạt nước ngoài đang khiến dự trữ ngoại hối của Nga ở nước ngoài bị đóng băng.

“Chúng tôi có tiền và sẵn sàng trả. Tình huống này, do một quốc gia không thân thiện gây ra, sẽ không có tác động nào lên chất lượng cuộc sống của người Nga”, Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov phát biểu trong tháng trước.

Tim Ash, nhà phân tích cấp cao về thị trường trái phiếu tại hãng quản lý tài sản BlueBay, viết trên Twitter rằng việc vỡ nợ “rõ ràng không nằm ngoài” khả năng kiểm soát của Nga, và các lệnh trừng phạt đang ngăn cản họ thanh toán vì cuộc xung đột ở Ukraine.

Nga đang nợ khoảng 40 tỷ USD dưới dạng trái phiếu nước ngoài. Trước khi xung đột nổ ra ở Ukraine, Nga có khoảng 640 tỷ USD dự trữ ngoại tệ và vàng, hầu hết được đặt ở nước ngoài và đang bị đóng băng.

Nga chưa từng vỡ nợ quốc tế kể từ cách đây hơn 1 thế kỷ, khi đế chế Nga sụp đổ và nhà nước Liên Xô ra đời. Nga từng vỡ nợ nội địa vào cuối những năm 1990, nhưng khắc phục được nhờ hỗ trợ quốc tế.

Ủy ban Quyết định phái sinh tín dụng, gồm một nhóm các ngân hàng và quỹ đầu tư, đưa ra kết luận vào ngày 7/6 rằng Nga không thể thanh toán tiền lãi bổ sung sau khi trả một khoản nợ trái phiếu vào thời hạn 4/4. Tuy nhiên, ủy ban này chưa có thêm hành động nào do những bất định về tác động của các lệnh trừng phạt lên việc giải quyết tình thế hiện nay.

Trong mấy tháng qua, giới đầu tư đã dự đoán Nga sẽ vỡ nợ. Các hãng bảo hiểm liên quan đến trái phiếu xác định 80% khả năng Nga sẽ vỡ nợ, trong khi những hãng xếp hạng như Standard & Poor’s và Moody’s xếp trái phiếu của Nga vào nhóm có rủi ro cao.

Các hãng xếp hạng có thể hạ xếp hạng hoặc tòa án quyết định vấn đề này. Các trái chủ có hợp đồng hoán đổi, giống như hợp đồng bảo hiểm trong trường hợp vỡ nợ, có thể đề nghị một ủy ban hoặc hãng tài chính quyết định xem việc Nga không thể trả nợ có dẫn đến việc kích hoạt điều khoản đền bù hay không, nhưng đây vẫn chưa phải tuyên bố chính thức về vỡ nợ.

Nhà đầu tư có thể làm gì?

Cách chính thức để tuyên bố vỡ nợ là khi ít nhất 25% trái chủ tuyên bố họ không nhận được tiền. Khi điều này xảy ra, các điều khoản quy định tất cả trái phiếu nước ngoài khác của Nga cũng rơi vào tình trạng vỡ nợ, và các trái chủ sẽ nhờ tòa án can thiệp để yêu cầu thanh toán.

Trong tình huống bình thường, các nhà đầu tư và chính phủ bị vỡ nợ thường đàm phán cách giải quyết, để trái chủ nhận được trái phiếu mới, dù không có giá trị cao nhưng ít nhất họ được đền bù phần nào.

Tuy nhiên, các lệnh trừng phạt hiện nay cấm giao dịch với Bộ Tài chính Nga, và không ai biết khi nào xung đột mới kết thúc hay trái phiếu vỡ nợ có giá trị bao nhiêu.

Trong trường hợp này, tuyên bố vỡ nợ và kiện lên tòa “có thể không phải lựa chọn khôn ngoan”, Auslander nói. Chuyên gia này cho rằng hiện nay không thể đàm phán với Nga và có quá nhiều yếu tố chưa rõ ràng, vì thế các chủ nợ có thể quyết định “tạm dừng lại để chờ”.

Tác động quốc tế

Hàng loạt lệnh trừng phạt của phương Tây khiến nhiều công ty nước ngoài rời khỏi Nga và gây gián đoạn quan hệ thương mại và tài chính của Nga với các quốc gia khác. Vỡ nợ sẽ là một triệu chứng nữa của tình trạng bị cô lập và gián đoạn.

Các nhà phân tích về đầu tư cho rằng việc Nga vỡ nợ sẽ không gây tác động mạnh lên thị trường và định chế tài chính toàn cầu như hồi năm 1998. Khi đó, việc Nga vỡ nợ trái phiếu bằng đồng rúp khiến chính phủ Mỹ phải vào cuộc để khiến các ngân hàng cứu Quỹ đầu tư vốn dài hạn, một quỹ đầu tư mạo hiểm của Mỹ, khỏi nguy cơ sụp đổ. Khi đó, Mỹ lo ngại điều này sẽ làm rung chuyển cả hệ thống tài chính và ngân hàng.

Những bên nắm giữ trái phiếu của thị trường trái phiếu mới nổi có thể thua lỗ nghiêm trọng. Tuy nhiên, Nga chỉ đóng một vai trò nhỏ trong các chỉ số trái phiếu thị trường mới nổi, vì thế cũng hạn chế thiệt hại đối với các nhà đầu tư.

Việc Nga vỡ nợ sẽ không gây tác động mạnh lên thị trường và định chế tài chính toàn cầu như hồi năm 1998. Khi đó, việc Nga vỡ nợ trái phiếu bằng đồng rúp khiến chính phủ Mỹ phải vào cuộc để khiến các ngân hàng cứu Quỹ đầu tư vốn dài hạn, một quỹ đầu tư mạo hiểm của Mỹ, khỏi nguy cơ sụp đổ.

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…