Hi vọng mới cho cặp vợ chồng chuyển phôi thất bại

Phương pháp đánh giá rối loạn miễn dịch tại niêm mạc tử cung kết hợp với phác đồ điều trị chuyên biệt đã đem lại nhiều hi vọng cho các bà mẹ từng nhiều lần thất bại chuyển phôi khi làm thụ tinh ống ng
Hi vọng mới cho cặp vợ chồng chuyển phôi thất bại

BS Jean Clement Sage - chuyên gia hỗ trợ sinh sản người Pháp (trái) đã hỗ trợ Trung tâm hỗ trợ sinh sản Vinmec tiếp cận với phương pháp xét nghiệm rối loạn miễn dịch cho các trường hợp chuyển phôi thất bại nhiều lần

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới thụ tinh trong ống nghiệm không đậu thai như: chất lượng phôi không cao, dính buồng tử cung, niêm mạc mỏng, nhân xơ dưới niêm mạc… Các nhà khoa học đã đề cập tới một nguyên nhân nữa là rối loạn miễn dịch của mẹ sau khi chuyển phôi.

Rối loạn miễn dịch niêm mạc tử cung và tác động tới kết quả thụ tinh ống nghiệm lần đầu tiên được đề cập năm 1983 bởi BS Nathalie Lédée – Giám đốc Matrice Lab, (một labo hàng đầu về miễn dịch trong Hỗ trợ sinh sản tại Paris, Pháp) và các cộng sự. Theo nghiên cứu, quá trình tiếp nhận phôi của người mẹ xảy ra nhờ khả năng điều hoà miễn dịch tại chỗ của niêm mạc tử cung, thông qua hoạt động của các yếu tố miễn dịch như tế bào uNK, lympho bào, cytokine. Khi niêm mạc tử cung bị rối loạn các yếu tố miễn dịch phôi sẽ không bám dính được vào niêm mạc tử cung, gây thải loại phôi, khiến quá trình chuyển phôi thất bại.

Nhóm chuyên gia Matrice Lab đã so sánh miễn dịch giữa nhóm các bà mẹ có thai sau lần chuyển phôi đầu tiên với các trường hợp IVF nhiều lần chưa đậu thai. Kết quả cho thấy có khác biệt rõ rệt về yếu tố miễn dịch ở niêm mạc tử cung.

Ở nhóm thất bại chuyển phôi trên 2 lần, niêm mạc tử cung người mẹ có hệ miễn dịch hoặc suy giảm hoặc hoạt động quá mức. Trên cơ sở xác định nguyên nhân IVF thất bại do rối loạn miễn dịch niêm mạc tử cung, các bác sĩ đã áp dụng phác đồ riêng biệt cho lần thụ tinh tiếp theo. Khi đó, tỉ lệ có thai cải thiện đáng kể trên nhóm này.

Chứng kiến thất vọng của không ít cặp vợ chồng thất bại chuyển phôi nhiều lần, các bác sĩ Trung tâm hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City và sau khi tiếp cận được với Matrice Lab, Vinmec đã quyết tâm sớm đưa kỹ thuật này về Việt Nam.

Được sự hỗ trợ của BS Jean Clement Sage - chuyên gia hỗ trợ sinh sản người Pháp, Trung tâm hỗ trợ sinh sản Vinmec đã lần đầu tiên tại Việt Nam áp dụng phương pháp này vào năm 2016 và thành công với nhiều bà mẹ từng chuyển phôi 4, 5 lần không đậu thai. 

Trung tâm đã tiến hành nghiên cứu về rối loạn miễn dịch tại chỗ trên 100 trường hợp thất bại chuyển phôi trung bình 4 lần. Kết quả nghiên cứu cho thấy, 72% trường hợp thất bại chuyển phôi trên 2 lần có rối loạn miễn dịch tại niêm mạc tử cung. Khi có kết quả chẩn đoán, bà mẹ được điều trị theo phương pháp cá thể hóa theo khuyến nghị của Matrice Lab.

Ngay trong lần chuyển phôi đầu tiên tiếp theo, 41,3% bà mẹ đã có thai và thai phát triển bình thường. Đến lần chuyển phôi thứ 3 bằng phác đồ riêng biệt, tỉ lệ đậu thai đã lên tới 52,2%. Từ 2016 đến nay, đã có 20 em bé ra đời nhờ giải pháp đặc biệt này - đưa tỉ lệ thành công tại Vinmec tương đương với thành công ở Matrice Lab (Pháp).

Tỉ lệ thành công IVF nói chung ở Việt Nam và trên thế giới thường ở mức 35 - 40%. Do đó, kết quả vượt trội nói trên đã gây sự chú ý đặc biệt khi lần đầu tiên Vinmec công bố kết quả đề tài nghiên cứu “Đánh giá miễn dịch tại niêm mạc tử cung: Triển vọng mới cho bệnh nhân bị thất bại làm tổ nhiều lần” tại Hội thảo IVF Experts Meeting lần 15 tại Đà Nẵng tháng 8/2019.

Phương pháp này lần đầu tiên được thực hiện tại Trung tâm Hỗ trợ sinh sản Vinmec đem lại những kết quả tích cực

“Điều trị hiếm muộn đòi hỏi phác đồ cá thể hóa, bởi mỗi cặp vợ chồng đều khác nhau từ tuổi của người vợ, thời gian và nguyên nhân chậm con ... Phác đồ cho các trường hợp rối loạn miễn dịch còn điều trị cá thể ở mức độ cao hơn nữa, nên sẽ tăng khả năng mang thai cho người vợ. Điều đó lý giải tỉ lệ thành công đã tăng lên vượt trội khi điều trị chuyên biệt”- BS Tô Minh Hương, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City nhấn mạnh. 

Theo TS.BS Tô Minh Hương, rối loạn miễn dịch không tùy thuộc vào độ tuổi người mẹ hay thời gian hiếm muộn. Do đó, khi đã chuyển phôi trên 2 lần thất bại, các cặp vợ chồng nên tiếp cận sớm với xét nghiệm này để nếu có chẩn đoán sẽ được điều trị phù hợp, rút ngắn thời gian mong con.

Cùng với kỹ thuật chẩn đoán rối loạn miễn dịch tại chỗ, Trung tâm Hỗ trợ sinh sản Vinmec đã áp dụng thành công các kỹ thuật điều trị vô sinh – hiếm muộn tiên tiến giúp cải thiện tỉ lệ thành công thụ tinh ống nghiệm, chẩn đoán di truyền trước chuyển phôi, đông trữ noãn, đông phôi, đông tinh bảo tồn sinh sản... Ngoài ra, Trung tâm cũng đã thành công trong 2 lĩnh vực còn rất mới ở Việt Nam như hỗ trợ các cặp vợ chồng có mang gen thiếu máu tán huyết (Thalassemia) sinh con khoẻ mạnh; đông mô buồng trứng cho bệnh nhân ung thư tử cung di căn…

Để điều trị bằng xét nghiệm chẩn đoán miễn dịch tại chỗ kết hợp với phác đồ chuyên biệt, bà mẹ phải:

Thực hiện thụ tinh ống nghiệm trước để có phôi đông lạnh, gửi phôi trước khi xét nghiệm sinh thiết niêm mạc tử cung.

Xét nghiệm và sinh thiết niêm mạc tử cung: Cần lấy mẫu xét nghiệm được thực hiện theo chỉ định của bác sĩ và gửi mẫu để thực hiện sinh thiết tại Matrice Lab (Pháp), kết quả nhận được sau 2 tuần.

Trên cơ sở kết quả xét nghiệm, mẹ sẽ được điều trị với phác đồ điều trị riêng biệt theo khuyến cáo của Matrice Lab trong chu kỳ chuyển phôi tiếp theo.

Xét nghiệm này có giá trị trong 6 tháng, hoặc khi chưa thành công với phác đồ thì sau 1-2 lần chuyển phôi phải sinh thiết lại, để tiếp tục điều chỉnh, có thể là phác đồ cá thể hóa hơn nữa.

 >> Hơn 300 em bé ra đời từ thụ tinh ống nghiệm thành công tại Vinmec

Có thể bạn quan tâm

Tham khảo bí quyết chăm sóc làn da vào mùa hanh khô từ giới chuyên gia

Tham khảo bí quyết chăm sóc làn da vào mùa hanh khô từ giới chuyên gia

Thời tiết mùa thu tuy mát mẻ và dễ chịu nhưng lại thường khiến làn da bị khô ráp, mất nước và thiếu sức sống. Theo khuyến nghị của các chuyên gia, việc điều chỉnh lại quy trình chăm sóc là cần thiết duy trì cho làn da được khoẻ mạnh, mịn màng và khôi phục hàng rào bảo vệ tự nhiên…

Giải mã những lợi ích sức khoẻ của bộ môn thể thao Pickleball

Giải mã những lợi ích sức khoẻ của bộ môn thể thao Pickleball

Pickleball - bộ môn thể thao "hot" nhất hiện nay được giới trẻ yêu thích không chỉ bởi lối chơi đơn giản có tính giải trí cao mà nó còn đem lại nhiều lợi ích bất ngờ như cải thiện sức khoẻ tim mạch, tăng cường sự linh hoạt dẻo dai và giảm căng thẳng…

Anh hùng Lao động Thái Hương phát biểu tại Hội nghị của Thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp sáng 21/9

Đề xuất xây dựng một bộ luật riêng mang tên Luật Dinh dưỡng học đường

Năm 2019, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế và các chuyên gia độc lập, tham khảo kinh nghiệm thực tiễn của các nước phát triển trên thế giới (Nhật Bản) để thực hiện “Mô hình điểm bữa ăn học đường bảo đảm dinh dưỡng hợp lý kết hợp tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh, sinh viên”...