Hoa Kỳ và đồng minh hợp lực trong ngành công nghiệp chip bán dẫn

Các quốc gia sản xuất chip hàng đầu bao gồm Hoa Kỳ, Hàn Quốc và Nhật Bản đang thành lập liên minh, với mục tiêu đảm bảo chuỗi cung ứng và ngăn Trung Quốc đạt được vị trí hàng đầu trong ngành.
liên minh
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã gặp Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol vào tháng 5/2022 trong chuyến thăm khuôn viên Samsung Electronics Pyeongtaek.

Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan, những khu vực có ngành công nghiệp bán dẫn mạnh mẽ, đã tìm cách để thiết lập quan hệ đối tác xung quanh công nghệ quan trọng này. 

Pranay Kotasthane, chủ tịch Chương trình Địa chính trị Công nghệ cao tại Viện Takshashila, cho biết: “Lý do trước mắt cho tất cả những điều này chắc chắn là Trung Quốc.”

Ông Kotasthane, trong buổi trao đổi với CNBC, đã đề cập đến vấn đề địa chính trị đằng sau câu chuyện chất bán dẫn.

Tại sao chip bán dẫn lại trở thành tâm điểm địa chính trị?

Chất bán dẫn là công nghệ quan trọng vì chúng đi vào rất nhiều sản phẩm mà chúng ta sử dụng - từ điện thoại thông minh đến ô tô và tủ lạnh. Và chúng cũng rất quan trọng đối với các ứng dụng trí tuệ nhân tạo và thậm chí cả vũ khí.

Tầm quan trọng của chip bán dẫn đã trở thành tâm điểm chú ý trong bối cảnh liên tục thiếu hụt các thành phần này, nguyên nhân là do đại dịch Covid-19, nhu cầu về điện tử tiêu dùng tăng cao và sự gián đoạn chuỗi cung ứng.

Điều đó đã cảnh báo các chính phủ trên khắp thế giới về sự cần thiết để đảm bảo nguồn cung chip bán dẫn. Hoa Kỳ, dưới thời Tổng thống Joe Biden, đã đẩy mạnh hoạt động sản xuất trong nước.

Nhưng chuỗi cung ứng chất bán dẫn rất phức tạp - nó bao gồm các lĩnh vực từ thiết kế, phát triển đến sản xuất và các công cụ cần thiết để thực hiện điều đó.

Ví dụ, ASML, có trụ sở tại Hà Lan, là công ty duy nhất trên thế giới có khả năng chế tạo những máy móc phức tạp cần thiết để sản xuất những con chip tiên tiến nhất.

Hoa Kỳ, trong khi mạnh về nhiều lĩnh vực của thị trường, đã đánh mất vị thế thống trị của mình trong lĩnh vực sản xuất chip. Trong hơn 15 năm qua, TSMC của Đài Loan và Samsung của Hàn Quốc đã thống trị lĩnh vực sản xuất chất bán dẫn tiên tiến nhất thế giới. Intel, nhà sản xuất chip lớn nhất của Hoa Kỳ, đã bị tụt lại phía sau rất xa.

Đài Loan và Hàn Quốc chiếm khoảng 80% thị trường đúc toàn cầu. Xưởng đúc là cơ sở sẽ sản xuất chip mà các công ty khác thiết kế.

Sự tập trung của các công cụ quan trọng và sản xuất chip trong tay một số công ty nhất định đã đặt các chính phủ trên khắp thế giới vào thế cạnh tranh, cũng như đẩy chất bán dẫn vào lĩnh vực địa chính trị.

Kotasthane cho biết, việc tập trung quyền lực vào tay một số nền kinh tế và công ty dẫn đến rủi ro về tính nhất quán của hoạt động kinh doanh, đặc biệt là ở những nơi có nhiều tranh chấp như Đài Loan.

Các liên minh đang được xây dựng

Vì sự phức tạp của chuỗi cung ứng chip, không quốc gia nào có thể thực hiện nó một mình.

Một số quốc gia đi đầu trong ngành công nghiệp này đã tìm kiếm quan hệ đối tác trong suốt hai năm qua. Trong một chuyến đi đến Hàn Quốc vào tháng 5, TT Mỹ Joe Biden đã đến thăm một nhà máy bán dẫn của Samsung. Cùng thời gian đó, Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ Gina Raimondo đã gặp người đồng cấp Nhật Bản lúc bấy giờ là Koichi Hagiuda tại Tokyo và thảo luận về “hợp tác trong các lĩnh vực như chất bán dẫn và kiểm soát xuất khẩu”.

Tháng trước, lãnh đạo Đài Loan Tsai Ing-wen đã nói với Thống đốc bang Arizona Doug Ducey rằng bà mong muốn sẽ được hợp tác sản xuất chip với Hoa Kỳ. Đài Loan là quê hương của nhà sản xuất chip tiên tiến nhất thế giới TSMC.

Và chất bán dẫn là một phần quan trọng của sự hợp tác giữa Hoa Kỳ, Ấn Độ, Nhật Bản và Úc, một nhóm các nền dân chủ được gọi chung là Bộ Tứ (The Quad). 

Hoa Kỳ cũng đã đề xuất một liên minh “Chip 4” với Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan, tất cả các cường quốc trong chuỗi cung ứng chất bán dẫn. Tuy nhiên, chi tiết về điều này vẫn chưa được hoàn thiện.

Có một số lý do đằng sau những mối quan hệ đối tác này.

Một là về việc tập hợp các quốc gia lại với nhau, mỗi quốc gia đều có các lợi thế cạnh tranh để liên kết với nhau cùng phát triển các con chip an toàn,” ông Kotasthane cho biết. “Không có ý nghĩa gì nếu bạn chỉ đi một mình vì sự phức tạp của chuỗi cung ứng và thế mạnh của các quốc gia và công ty đều khác nhau”.

Việc thúc đẩy các quan hệ đối tác như vậy có một đặc điểm chung - đó là Trung Quốc đều không có mặt. Trên thực tế, các liên minh này được thiết kế để “loại bỏ Trung Quốc khỏi chuỗi cung ứng toàn cầu”. “Theo quan điểm của tôi, trong ngắn hạn, sự phát triển của Trung Quốc trong lĩnh vực này sẽ bị hạn chế nghiêm trọng do kết quả của các liên minh này,” ông Kotasthane nói.

Trung Quốc và Mỹ coi nhau là đối thủ về công nghệ trong các lĩnh vực từ chất bán dẫn đến trí tuệ nhân tạo. Là một phần của cuộc chiến đó, Mỹ đã tìm cách cắt đứt Trung Quốc khỏi các chất bán dẫn quan trọng và các công cụ để sản xuất chúng thông qua các hạn chế xuất khẩu.

Paul Triolo, trưởng nhóm chính sách công nghệ tại công ty tư vấn Albright Stonebridge, nói với CNBC: “Mục tiêu của tất cả nỗ lực này là ngăn Trung Quốc phát triển khả năng sản xuất chất bán dẫn tiên tiến trong nước.”

Trong vài năm qua, Trung Quốc đã chi rất nhiều tiền vào ngành công nghiệp bán dẫn trong nước, nhằm thúc đẩy khả năng tự cung tự cấp và giảm bớt sự phụ thuộc vào các công ty nước ngoài.

Như đã giải thích trước đây, điều đó sẽ vô cùng khó khăn vì sự phức tạp của chuỗi cung ứng và sự tập trung quyền lực vào tay của rất ít công ty và quốc gia.

Trung Quốc đang cải thiện trong các lĩnh vực như thiết kế chip, nhưng đó là lĩnh vực phụ thuộc nhiều vào các công cụ và thiết bị nước ngoài.

Theo Kotasthane, sản xuất chất bán dẫn là “gót chân Achilles” của Trung Quốc. Nhà sản xuất chip hợp đồng lớn nhất của Trung Quốc có tên là SMIC. Nhưng công nghệ của công ty vẫn đi sau đáng kể so với TSMC và Samsung.

“Việc sản xuất chip bán dẫn đòi hỏi rất nhiều sự hợp tác quốc tế ... mà tôi nghĩ bây giờ là một vấn đề lớn đối với Trung Quốc,” ông Kotasthane nhận định. “Điều đó khiến Trung Quốc bị nghi ngờ về khả năng đạt được lợi thế dẫn đầu về sản xuất chip, đặc biệt là khi Hoa Kỳ và các cường quốc bán dẫn lớn khác đang hình thành liên minh. Về lâu dài, tôi nghĩ rằng họ [Trung Quốc] sẽ có thể vượt qua một số thách thức hiện tại ... nhưng sẽ chưa thể đạt được mức vượt trội như nhiều quốc gia khác”. 

Căng thẳng trong chính các liên minh

Tuy nhiên, có một số rạn nứt bắt đầu xuất hiện giữa một số đối tác, đặc biệt là Hàn Quốc và Hoa Kỳ.

Trong một cuộc phỏng vấn với Financial Times, Ahn Duk-geun, Bộ trưởng Thương mại Hàn Quốc, cho biết có những bất đồng giữa Seoul và Washington về các hạn chế xuất khẩu công cụ bán dẫn của Hàn Quốc sang Trung Quốc. “Ngành công nghiệp bán dẫn của chúng tôi có rất nhiều mối quan ngại về những gì chính phủ Mỹ đang làm trong những ngày này.”

Trung Quốc, nhà nhập khẩu chip lớn nhất thế giới, là thị trường quan trọng của các công ty sản xuất chip trên toàn cầu, từ những gã khổng lồ của Mỹ như Qualcomm đến Samsung ở Hàn Quốc. Với sự đan xen giữa chính trị và kinh doanh, tình hình có thể gây ra căng thẳng hơn giữa các quốc gia trong các liên minh công nghệ cao này.

“Không phải tất cả các đồng minh của Hoa Kỳ đều sẵn sàng tham gia các liên minh này hoặc mở rộng hạn chế với Trung Quốc vì họ cổ phần lớn trong sản xuất tại Trung Quốc cũng như giao dịch lớn với thị trường Trung Quốc. Hầu hết không muốn căng thẳng với Bắc Kinh về những vấn đề này,” ông Paul Triolo nói. “Một rủi ro lớn nữa là nỗ lực phối hợp các bộ phận phát triển chuỗi cung ứng chất bán dẫn toàn cầu làm suy yếu tính chất định hướng thị trường của ngành và gây ra thiệt hại lớn cho sự đổi mới, làm tăng chi phí và làm chậm tốc độ phát triển của các công nghệ mới.”

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Giá dầu ô liu dự kiến hạ nhiệt sau mốc đỉnh lịch sử

Giá dầu ô liu dự kiến hạ nhiệt sau mốc đỉnh lịch sử

Giá dầu ô liu toàn cầu đang dần hạ nhiệt khi sản lượng được kỳ vọng sẽ tăng mạnh trong mùa vụ 2024-2025. Tuy nhiên, ngành công nghiệp này vẫn đối mặt với vô số thách thức lớn từ biến đổi khí hậu, vì vậy cần có sự chuyển đổi sâu rộng để đảm bảo tăng trưởng bền vững…

Những nhân vật chủ chốt trong chính quyền Trump 2.0

Những nhân vật chủ chốt trong chính quyền Trump 2.0

Tổng thống đắc cử Donald Trump đang khẩn trương chuẩn bị đội ngũ nội các và nhân sự cấp cao cho nhiệm kỳ thứ hai tại Nhà Trắng. Những lựa chọn này hứa hẹn sẽ giúp định hình chiến lược lãnh đạo mới của ông trong bốn năm tới…

Top 10 quốc gia giàu có nhất thế giới năm 2024

Top 10 quốc gia giàu có nhất thế giới năm 2024

Những quốc gia giàu có nhất thế giới không chỉ được định hình bởi nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào hay quy mô dân số nhỏ, mà còn bởi các chính sách tài chính thông minh và khả năng duy trì sự thịnh vượng trong bối cảnh kinh tế toàn cầu biến động…

Kế hoạch chuyển giao quyền lực tại đế chế xa xỉ Prada

Kế hoạch chuyển giao quyền lực tại đế chế xa xỉ Prada

Miuccia Prada và Patrizio Bertelli đều đang chủ động chuẩn bị chuyển giao quyền lực tại "đế chế" Prada cho thế hệ tiếp nối. Điều này không chỉ giúp bảo vệ di sản của gia đình mà còn đảm bảo quá trình kế thừa diễn ra suôn sẻ, tránh những xung đột hay căng thẳng không đáng có…

Hơn 2,8 tỷ USD đặt cược cho khả năng Bitcoin chạm mốc 90.000 USD

Hơn 2,8 tỷ USD đặt cược cho khả năng Bitcoin chạm mốc 90.000 USD

Giá Bitcoin đã đạt mức kỷ lục 81.000 USD, với các chỉ báo phái sinh cho thấy đà tăng mạnh mẽ sẽ còn tiếp tục. Tâm lý lạc quan được thúc đẩy bởi chiến thắng của ông Donald Trump và các quyết định cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed)…

Tổng thống Mỹ Joe Biden công bố thỏa thuận sơ bộ với Intel trong chuyến thăm khuôn viên Intel Ocotillo tại Arizona hồi tháng 3

Chính quyền Biden và ngành chip đẩy nhanh tiến trình nhận hỗ trợ trước khi ông Donald Trump nhậm chức

Chính quyền Tổng thống Joe Biden đang “chạy đua” để hoàn tất các thỏa thuận hỗ trợ ngành chip trước khi ông Donald Trump nhậm chức. Việc này càng cấp bách hơn khi nhiều công ty hàng đầu như Intel và Samsung vẫn đang trong giai đoạn đàm phán để nhận trợ cấp trị giá hàng tỷ USD từ chính phủ Mỹ…

Thế giới nên đối diện với "Trump 2.0" theo cách nào?

Thế giới nên đối diện với "Trump 2.0" theo cách nào?

Trong cả cuộc marathon bầu cử Tổng thống Mỹ, đã có rất nhiều ý kiến trái chiều, thậm chí là lo ngại về khả năng trở lại chiếc ghế quyền lực của một trong những nhà lãnh đạo khó đoán định nhất: "Trump 2.0".