Hoa Kỳ và Trung Quốc có thể rơi vào “Chiến tranh lạnh”

Theo ý kiến của một nhà phân tích quốc tế, cuộc chiến tranh lạnh mới giữa hai cường quốc có thể là “cuộc đấu tranh toàn cầu về kinh tế, quân sự và ý thức hệ”.
Hoa Kỳ và Trung Quốc có thể rơi vào “Chiến tranh lạnh”

Nhà phân tích về Trung Quốc từ công ty nghiên cứu dữ liệu Fitch Solutions, Darren Tay cho biết Mỹ và Trung Quốc có “những giá trị hoàn toàn trái ngược nhau” và tình hình hiện nay có thể đẩy hai nước rơi vào một cuộc “chiến tranh lạnh” mới trong những thập kỷ tới. 

“Một cuộc chiến tranh lanh mới, ý của tôi là một cuộc đấu tranh kinh tế, quân sự và ý thức hệ toàn cầu, có thể kéo dài cả thế hệ, có thể dẫn đến sự chia rẽ thế giới thành các phe phái,” ông Tay nhận xét. 

Sự chia rẽ giữa hai nền kinh tế thế giới, theo ông, có thể sẽ buộc các quốc gia Đông Nam Á phải chọn nên đứng về phía nào, mặc dù họ luôn muốn duy trì sự thân thiện với cả Mỹ và Trung Quốc càng lâu càng tốt. 

“Mặc dù ở châu Á, sức hút từ Trung Quốc cả về quy mô và ảnh hưởng thật sự là khó để cưỡng lại, nhưng đó cũng chưa đủ để khẳng định rằng Đông Nam Á sẽ đứng về phía Trung Quốc.”

Giá trị đối lập

Giải thích về “mối bất hoà về ý thức hệ” giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, ông Darren Tay nhắc tới vấn đề tự do ngôn luận và dân chủ hiến định - vốn được các nước phương Tây coi là giá trị phổ quát, nhưng lại không hoàn toàn được chấp nhận tại Trung Quốc. 

“Lĩnh vực công nghệ sẽ trở thành chiến trường của hai nước, và đây cũng sẽ là lĩnh vực phải chứng kiến sự chia rẽ lớn nhất nếu mối quan hệ song phương không được cải thiện”. 

Trong những tháng gần đây, Washington đã ngày càng gây khó dễ hơn cho Huawei trong việc mua chất bán dẫn cần thiết để sản xuất thiết bị. Chính quyền TT Trump cũng đã cố gắng xoá bỏ TikTok khỏi các cửa hàng ứng dụng thuộc Hoa Kỳ như Appstore và Google Play, mặc dù Toà án Hoa Kỳ cuối cùng đã tạm thời ngăn chặn lệnh cấm đó. 

Ngờ vực gia tăng

Tuy nhiên, các động thái chính sách đối ngoại như danh sách đen hay lệnh cấm của cả hai bên sẽ không phải là điều duy nhất gây ra sự chia rẽ - mà sự thiếu tin tưởng cũng sẽ đóng một vai trò nhất định. 

“Thật dễ dàng để tưởng tượng một người tiêu dùng Mỹ không tin tưởng công ty công nghệ Trung Quốc bảo vệ quyền riêng tư của họ, và ngược lại, đối với một người tiêu dùng Trung Quốc ngờ vực về các công ty công nghệ Hoa Kỳ…”

Điều đó gần như sẽ chắc chắn xảy ra nếu mối quan hệ Mỹ-Trung ngày càng đi xuống, “những sự ngờ vực sẽ không chỉ còn là giữa hai chính phủ mà sẽ xảy ra ở chính những người dân hai nước”, ông Tay nói thêm. 

Người tiêu dùng hai bên dường như tẩy chay các sản phẩm của nhau, đặc biệt là sau khi đại dịch Covid-19 bùng phát. Một báo cáo của Deutsche Bank Research cho thấy 41% người Mỹ sẽ không mua hàng “Made in China” nữa, trong khi 35% người Trung Quốc sẽ nói không với hàng hoá “Made in USA”. 

Nguồn: CNBC

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…