Hơn 80 người thiệt mạng trong tai nạn sập cầu ở Ấn Độ

Ít nhất 81 người đã thiệt mạng ở bang Gujarat, miền tây Ấn Độ khi một cây cầu chật ních người đi lễ bị đổ sập.
Hơn 80 người thiệt mạng trong tai nạn sập cầu ở Ấn Độ

Ít nhất 81 người đã thiệt mạng và hàng chục người bị thương tại miền tây Ấn Độ sau khi cây cầu bắc qua sông Machhu thuộc tình Morbi đổ sập vì quá tải. 

Các nhà chức trách cho biết có hơn 400 người đã ở trên và xung quanh cây cầu treo vào thời điểm vụ tai nạn sập cầu ở Ấn Độ. Cây cầu dài 230 mét được xây dựng dưới thời cai trị của Anh vào thế kỷ 19. Nó đã đóng cửa để tu sửa trong sáu tháng và mới được mở cửa trở lại cho công chúng vào tuần trước.

Cây cầu đã thu hút nhiều người đến tham quan để ăn mừng Lễ Diwali (hay còn được gọi là Lễ hội Ánh sáng) và ngày lễ Chhath Puja.

Một đoạn video ngắn được Reuters đưa tin cho thấy hàng trăm người cố gắng bơi vào bờ và hàng chục người bám vào dây cáp và những phần còn lại của cây cầu khi đội ngũ khẩn cấp nỗ lực thực hiện giải cứu họ. 

sập cầu ở Ấn Độ

Prateek Vasava, người đã bơi đến bờ sông sau khi rơi từ trên cầu xuống, nói với Kênh 24 Hours Gujarati rằng anh đã chứng kiến ​​một số trẻ em bị cuốn trôi sông. "Tôi đã cố gắng để kéo thêm người vào bờ nhưng họ đã chết đuối hoặc bị nước cuốn trôiCây cầu đã sập chỉ trong vài giây", anh nói.

Atul Prajapati, một nhân viên y tế tại bệnh viện tiểu bang gần nơi xảy ra thảm họa, cho biết: “Chúng tôi hiện đã tìm thấy 81 thi thể.

sập cầu ở Ấn Độ

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, người đang ở bang Gujarat quê nhà trong chuyến thăm ba ngày, cho biết ông đã chỉ đạo lãnh đạo bang điều động các đội khẩn cấp cho chiến dịch cứu hộ. 50 nhân viên hải quân và 30 nhân viên không quân đã được triệu tập để hỗ trợ cùng với một đội quản lý thảm họa quốc gia để tìm kiếm những người mất tích, chính phủ cho biết trong một tuyên bố. Một đội ngũ gồm 5 thành viên đã được chỉ định để tiến hành một cuộc điều tra về thảm họa.

Các nhà lãnh đạo đảng đối lập cáo buộc rằng chính phủ đương nhiệm đã không tiến hành đánh giá kỹ thuật kỹ lưỡng và khả năng chịu tải trước khi mở cửa cho công chúng.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Cuộc khủng hoảng gạo tại Nhật Bản

Cuộc khủng hoảng gạo tại Nhật Bản

Giá gạo tại Nhật Bản liên tục tăng cao do sản lượng sụt giảm và làn sóng quá tải khách du lịch. Những yếu tố này đang đẩy chi phí tiêu dùng lên mức kỷ lục, đồng thời gây áp lực lớn lên chuỗi cung ứng thực phẩm địa phương…

"Cơn ác mộng kép" của bất động sản Trung Quốc: Suy thoái kéo dài và dân số suy giảm

"Cơn ác mộng kép" của bất động sản Trung Quốc: Suy thoái kéo dài và dân số suy giảm

Thị trường bất động sản Trung Quốc đang đối mặt với thách thức chồng chất thách thức, khi dân số sụt giảm mạnh, thu nhập đình trệ và lượng nhà tồn kho khổng lồ. Những yếu tố này liên tục giáng đòn mạnh vào tâm lý của cả người mua nhà lẫn các nhà đầu tư, khiến triển vọng phục hồi trở nên mờ mịt…

Iran đóng cửa eo biển Hormuz: Hơn 1/5 lượng dầu thế giới có thể bị đóng băng, giá dầu sẽ vượt 100 USD/thùng

Iran đóng cửa eo biển Hormuz: Hơn 1/5 lượng dầu thế giới có thể bị đóng băng, giá dầu sẽ vượt 100 USD/thùng

Quốc hội Iran vừa thông qua nghị quyết cho phép đóng cửa eo biển Hormuz - tuyến hàng hải huyết mạch với hơn 1/5 lượng dầu mỏ thế giới được vận chuyển qua mỗi ngày. Động thái này làm dấy lên những lo ngại sâu sắc về sự ổn định của thị trường năng lượng toàn cầu và các tuyến đường vận chuyển quốc tế…

Fed giữ nguyên lãi suất, "hé lộ" 2 lần cắt giảm trong năm nay

Fed giữ nguyên lãi suất, "hé lộ" 2 lần cắt giảm trong năm nay

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) quyết định giữ nguyên lãi suất trong bối cảnh nền kinh tế được dự báo sẽ đối mặt với lạm phát cao hơn và tốc độ tăng trưởng chậm lại. Dù vậy, Fed vẫn dự kiến sẽ tiến hành hai lần cắt giảm lãi suất trong năm 2025…

Xung đột Trung Đông đẩy Fed vào thế khó

Xung đột Trung Đông đẩy Fed vào thế khó

Căng thẳng leo thang giữa Israel và Iran khiến giá dầu tăng vọt, làm dấy lên lo ngại lạm phát toàn cầu và có thể buộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) phải tiếp tục trì hoãn kế hoạch cắt giảm lãi suất…