HSBC và ADB hợp tác tài trợ vắc xin cho châu Á

HSBC và ADB (Ngân hàng Phát triển Châu Á) sẽ cung cấp khoản tài trợ lên đến 300 triệu USD để giúp chuỗi cung ứng của Châu Á tăng cường năng lực sản xuất vắc xin ngừa Covid-19.
HSBC và ADB hợp tác tài trợ vắc xin cho châu Á

Sáng kiến ​​này được xây dựng dựa trên một kế hoạch chia sẻ rủi ro mà các ngân hàng đưa ra vào tháng 7/2020 để tài trợ cho các nhà cung cấp thiết bị bảo hộ cá nhân (PPE) khi họ và các nhà sản xuất vắc xin ngừa Covid-19 phải “chạy đua” để đáp ứng nhu cầu toàn cầu. 

Theo HSBC, bằng cách dựa vào xếp hạng tín dụng cấp có chủ quyền của ADB, các tổ chức cho vay khu vực tư nhân như HSBC có thể cho vay dễ dàng hơn đối với các công ty trong chuỗi sản xuất cung ứng vắc xin phức tạp.

Ông Surath Sengupta, giám đốc toàn cầu của các tổ chức tài chính tại HSBC cho biết: “Nhu cầu đối với vắc xin đang vượt xa nguồn cung có sẵn và một trong những thách thức lớn nhất hiện nay chính là mạng lưới cung ứng và phân phối, một vấn đề đòi hỏi rất nhiều thanh khoản”.

Ông Sengupta cũng tiết lộ thêm, các bên cho vay sẽ cung cấp vốn thông qua các khoản vay thương mại và tài trợ hóa đơn bên cạnh nhiều phương thức khác, vào thời điểm các quốc gia trên khắp châu Á đang cố gắng rút ngắn thời gian triển khai chương trình tiêm chủng quy mô lớn.

Mức độ tiêm chủng ở các nước châu Á đã vẫn còn chưa đạt kỳ vọng khi các chính phủ phải đối phó với nguồn cung hạn chế, nhu cầu tăng nhanh và “mối quan hệ chính trị” để đảm bảo liều lượng.

Các nhà lãnh đạo của Hoa Kỳ, Ấn Độ, Úc và Nhật Bản đã đồng ý tổng hợp tài chính, năng lực sản xuất và phân phối để gửi 1 tỷ vắc xin tới khắp châu Á vào cuối năm 2022, Ngoại trưởng Ấn Độ cho biết vào tháng 3.

Xem thêm

Năm 2021, Việt Nam dự kiến sẽ có vắc xin COVID-19 trong nước

Năm 2021, Việt Nam dự kiến sẽ có vắc xin COVID-19 trong nước

Tại dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án nghiên cứu, phát triển vắc xin phòng COVID-19, Bộ Y tế đề xuất mục tiêu có vắc xin để phòng COVID-19, từng bước đáp ứng nhu cầu phòng, chống dịch và phục vụ phát triển kinh tế.

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...