IMF hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2022

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã hạ dự báo tăng trưởng GDP toàn cầu năm 2022 xuống 4,4%, giảm nửa điểm phần trăm so với dự báo đưa ra hồi tháng 10/2021.

Trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới (WEO) công bố hôm 25/1, IMF dự báo tăng trưởng GDP toàn cầu năm 2022 sẽ đạt khoảng 4,4%, thấp hơn mức tăng trưởng 5,9% của năm 2021. Với báo cáo này, IMF đã hạ nửa điểm phần trăm dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới so với ước tính trước đó.

"Nền kinh tế toàn cầu bước vào năm 2022 trong tình trạng yếu kém hơn so với dự kiến trước đây", IMF lưu ý, đồng thời lý giải rằng đã xuất hiện "những nhân tố tiêu cực bất ngờ" so với dự báo tháng 10/2021, đáng kể là sự xuất hiện của biến thể Omicron và những biến động thị trường.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận định biến thể Omicron đang là một trở ngại đối với nền kinh tế toàn cầu, khiến tốc độ tăng trưởng chậm lại trong năm nay, đặc biệt ở hai nền kinh tế lớn nhất là Mỹ và Trung Quốc.

Về tăng trưởng của Mỹ, dự báo ở mức 4,0% trong năm 2022, thấp hơn 1,2 điểm phần trăm so với dự báo trước đó do Cục Dự trữ liên bang (Fed) đã thu hẹp quy mô các gói kích thích tiền tệ trong khi sự gián đoạn chuỗi cung ứng vẫn đang đè nặng nền kinh tế này

Trong khi đó, Trung Quốc được dự đoán sẽ tăng trưởng 4,8% trong năm 2022, giảm 0,8 điểm phần trăm so với ước tính trước đó do những gián đoạn do chính sách Zero-Covid gây ra, cũng như "sức ép tài chính" mà các nhà phát triển bất động sản đang đối mặt.

Mặt khác, số ca nhiễm Covid-19 vẫn tiếp tục tăng ở nhiều nơi trên thế giới, cộng với lạm phát và giá cả năng lượng tăng cao, đã ảnh hưởng đến triển vọng tăng trưởng toàn cầu, đặc biệt là ở Brazil, Canada, và Mexico.

Phía IMF nhận định, lạm phát sẽ kéo dài lâu hơn so với dự đoán trước đây, nhưng cơ quan này vẫn kỳ vọng tình hình sẽ thuyên giảm vào cuối năm nay "khi mất cân bằng cung cầu giảm dần vào năm 2022 và chính sách tiền tệ của các nền kinh tế lớn phát huy tác dụng".

Đối với năm 2023, IMF nâng dự báo tăng trưởng thêm 0,2 điểm phần trăm lên 3,8%, nhưng dự báo này loại trừ sự xuất hiện của một biến thể mới của Covid-19.

Xem thêm

IMF đề xuất 50 tỷ USD để chấm dứt đại dịch

IMF đề xuất 50 tỷ USD để chấm dứt đại dịch

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vừa công bố đề xuất 50 tỷ USD nhằm chấm dứt Covid-19. Số tiền này sẽ dùng để mua vaccine tiêm chủng cho ít nhất 40% dân số vào cuối năm 2021 và 60% vào nửa đầu năm 2022.
IMF thông qua gói hỗ trợ Covid-19 lớn nhất lịch sử

IMF thông qua gói hỗ trợ Covid-19 lớn nhất lịch sử

Ngày 2/8, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) thông báo, Hội đồng Thống đốc của tổ chức này đã thông qua mức phân bổ chung mới dành cho quyền rút vốn đặc biệt (SDR), tương đương 650 tỷ USD, trong nỗ lực thúc đẩy thanh khoản toàn cầu.

Có thể bạn quan tâm

Chiến tranh thương mại lan rộng sang TikTok

Chiến tranh thương mại lan rộng sang TikTok

Các nhà sáng tạo nội dung Trung Quốc, tự xưng là đơn vị sản xuất cho hàng loạt thương hiệu xa xỉ, đã nhanh chóng tạo nên một làn sóng “trả đũa” trên TikTok khi chào bán các sản phẩm “dupe” giá rẻ như một phản ứng trước thuế quan của Mỹ đối với quốc gia này…

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Tới lượt Trung Quốc "ra tay"

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Tới lượt Trung Quốc "ra tay"

Từ Apple và Boeing đến Nike và Starbucks và cả Tesla đều đang trở thành nạn nhân trong cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung khi Trung Quốc có những quyết định cứng rắn với hoạt động của các ông lớn này tại thị trường quan trọng nhất của họ...

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể đi đến đâu?

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể đi đến đâu?

Tổng thống Trump khơi mào cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung bằng các áp đặt thuế quan, Trung Quốc cũng không ngần ngại đáp trả bằng các áp đặt thuế quan tương đương. Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đã bắt đầu. Câu hỏi đặt ra là cuộc chiến này sẽ đưa cả hai bên, và cả thế giới đi đến đâu?