IMF: Macau được kỳ vọng là khu vực ghi nhận tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới năm 2024

Infographic dưới đây thể hiện dự báo tăng trưởng GDP toàn cầu vào năm 2024, dựa trên báo cáo Triển vọng của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) được đưa ra vào tháng 10/2023 và cập nhật tháng 1/2024…

du-bao-tang-truong-toan-cau-9687.jpg

Tăng trưởng GDP ổn định và lạm phát hạ nhiệt đang thúc đẩy triển vọng tươi sáng hơn cho năm 2024, mặc dù các nền kinh tế toàn cầu vẫn còn thận trọng.

Trong khi các nhà đầu tư hy vọng rằng việc cắt giảm lãi suất của Mỹ có thể xảy ra sớm nhất là vào tháng 6, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã ra tín hiệu rằng họ sẽ không tuyên bố chiến thắng quá sớm. Khi các quốc gia trên thế giới đang học cách điều hướng trong một bối cảnh phức tạp, họ cùng lúc phải đối mặt với một loạt rủi ro bao gồm lạm phát tăng đột biến, gánh nặng nợ nần cao và tiết kiệm tiêu dùng ngày càng giảm.

Vào năm 2024, tăng trưởng GDP thực tế được dự báo sẽ tăng 3,1%, tăng nhẹ so với triển vọng được đưa ra vào tháng 10/2023.

Mặc dù mức tăng trưởng tích cực được dự báo ở tất cả các khu vực, nhưng vẫn có sự khác biệt lớn do nhiều yếu tố, từ ảnh hưởng của chi phí đi vay cho đến tâm lý tiêu dùng.

Tại Mỹ, tăng trưởng GDP được dự đoán sẽ vẫn ở mức vừa phải, được hỗ trợ bởi mức lương thực tế tăng thúc đẩy tiêu dùng trên toàn nền kinh tế. Tuy nhiên, so với năm ngoái, tốc độ tăng trưởng có thể chậm lại trong bối cảnh thị trường lao động suy yếu.

Năm 2024, Citigroup tuyên bố sa thải 20.000 nhân viên sau một năm kinh doanh đáng thất vọng. Trong khi đó, các công ty công nghệ như Google, Amazon và Salesforce cũng nhanh chóng cắt giảm số lượng nhân viên. Tương tự, ngay cả những doanh nghiệp đòi hỏi lượng lao động lớn như công ty vận chuyển UPS cũng dự đính cắt giảm tới 12.000 việc làm.

Ở Trung Quốc, những khó khăn trên thị trường bất động sản tiếp tục đè nặng lên tăng trưởng kinh tế. Giá trị bất động sản giảm đã ảnh hưởng đến thu nhập, tài sản và tâm trạng của công chúng. Do những trở ngại này, tăng trưởng tiêu dùng được dự báo sẽ đi xuống trong năm nay.

Tại khu vực Châu Mỹ Latin, Chile và Brazil là hai trong những quốc gia mới nổi đầu tiên tăng lãi suất vào năm 2021 và họ cũng là hai cái tên đầu tiên cắt giảm lãi suất vào năm ngoái. Nhờ nhu cầu trong nước được cải thiện bất chấp thời điểm bối cảnh giá cả tăng vọt, IMF đã nâng cấp triển vọng cho Brazil và Mexico vào năm 2024.

Mức tăng trưởng thấp nhất trên tất cả các khu vực được dự báo sẽ xảy ra ở châu Âu, ở mức 0,9%. Vào cuối năm 2023, Signa - một công ty bất động sản trị giá hàng tỷ USD ở châu Âu - đã sụp đổ sau đợt tăng lãi suất mạnh nhất trong lịch sử 25 năm của Liên minh châu Âu. Ngoài ra, triển vọng còn mờ nhạt do tâm lý tiêu dùng thấp và giá năng lượng cao gây ảnh hưởng đến kinh tế.

Mặc dù không ai có khả năng tiên đoán được trước tương lai, nhưng IMF đã nêu ra một số rủi ro nhất định có thể tác động tiêu cực đến tăng trưởng GDP toàn cầu.

Giá hàng hóa tăng mạnh: Nếu căng thẳng địa chính trị leo thang trong cuộc chiến Israel-Hamas, rủi ro có thể lan sang khu vực rộng lớn hơn, dẫn đến giá năng lượng tăng đột biến. Hơn một phần ba lượng dầu xuất khẩu toàn cầu có nguồn gốc từ khu vực này, bên cạnh 14% lượng xuất khẩu khí đốt toàn cầu. Thêm vào đó, 11% thương mại quốc tế đi qua Biển Đỏ, hiện đang chứng kiến các cuộc tấn công liên tục giữa phiến quân Houthi và sự đáp trả từ Mỹ cùng các đồng minh.

Lạm phát dai dẳng: Sự gián đoạn nguồn cung trở lại cùng với thị trường lao động “quá nóng” có thể gây thêm áp lực lạm phát, có khả năng dẫn đến lãi suất cao hơn. Đổi lại, thị trường chứng khoán có thể chịu phản ứng bất lợi và sự ổn định tài chính có thể xấu đi.

Nền kinh tế Trung Quốc chậm lại: Sự suy thoái của thị trường bất động sản Trung Quốc có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng nội địa và niềm tin của người tiêu dùng, dẫn đến mức tiêu dùng trên giảm mạnh. Chiếm gần 19% GDP toàn cầu (PPP) vào năm 2023, nền kinh tế Trung Quốc chậm lại có thể tác động đến các quốc gia phụ thuộc vào thương mại với Trung Quốc.

Trong khi những rủi ro này vẫn còn hiện hữu, nền kinh tế thế giới cũng có thể chứng kiến những bất ngờ tích cực. Nếu lạm phát giảm nhanh hơn dự kiến, điều này có thể sẽ dẫn đến việc nới lỏng chính sách tiền tệ và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Xem thêm

UOB: Kinh tế Việt Nam năm 2024 được kỳ vọng tăng trưởng 6%

UOB: Kinh tế Việt Nam năm 2024 được kỳ vọng tăng trưởng 6%

Trong năm 2024, tình hình kinh tế Việt Nam sẽ được hỗ trợ từ sự phục hồi của ngành công nghiệp bán dẫn, tăng trưởng ổn định ở Trung Quốc và khu vực, cũng như sự dịch chuyển chuỗi cung ứng phần lớn có lợi cho Việt Nam và các nước ASEAN khác…

Có thể bạn quan tâm

Bitcoin rơi xuống ngưỡng 97.000 USD

Bitcoin rơi xuống ngưỡng 97.000 USD

Tiền điện tử chứng kiến đà sụt giảm mạnh trong phiên khi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng cao đã gây áp lực lên nhóm các tài sản rủi ro…

Tiền điện tử mơ về một kỷ nguyên vàng thời "Trump 2.0"

Tiền điện tử mơ về một kỷ nguyên vàng thời "Trump 2.0"

Chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ, cùng với việc đảng Cộng hòa nắm quyền kiểm soát Quốc hội, có thể dẫn đến cách tiếp cận ít can thiệp hơn đối với các loại tiền điện tử như bitcoin...

Năm 2025, bạc vẫn sẽ lấp lánh hơn cả vàng

Năm 2025, bạc vẫn sẽ lấp lánh hơn cả vàng

Dù còn phải đối mặt với nhiều biến động, nhưng triển vọng giá bạc được các chuyên gia dự đoán sẽ tăng mạnh trong năm tới nhờ nhu cầu công nghiệp và nguồn cung hạn chế…