Pháp hạ dự báo tăng trưởng năm 2024 khi triển vọng kinh tế ngày càng ảm đạm

Chính phủ Pháp vừa cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2024 của nước này từ 1,4% xuống còn 1%…

Pháp hạ dự báo tăng trưởng năm 2024 khi triển vọng kinh tế ngày càng ảm đạm

Trong một cuộc phỏng vấn với đài truyền hình TF1 của Pháp, Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire cho biết chính phủ nước này đã hạ dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 từ 1,4% xuống 1%, viện dẫn nguyên nhân do căng thẳng chiến sự ở Ukraine và Dải Gaza, bên cạnh đó là sự suy thoái ở các đối tác thương mại hàng đầu như Đức và Trung Quốc.

“Dự báo tăng trưởng vẫn được xem là tích cực nhưng có cân nhắc đến bối cảnh địa chính trị mới”, ông Le Maire nhận định.

Bên cạnh đó, ông Bruno Le Maire lưu ý thêm rằng chi tiêu nhà nước sẽ bị cắt giảm 10 tỷ euro (10,8 tỷ USD) trên tất cả các cơ quan ban ngành.

Chính phủ Pháp quyết định không tăng thuế và không cắt giảm các khoản thanh toán an sinh xã hội cho người dân, nhưng nhấn mạnh rằng tất cả các bộ và cơ quan chính phủ sẽ phải cùng chung tay để cắt giảm chi tiêu. Cụ thể trong đó, chính phủ sẽ cắt giảm 5 tỷ euro chi phí hoạt động ở tất cả các bộ, 5 tỷ euro trong các chính sách công; đồng thời cắt giảm viện trợ công 1 tỷ euro và trợ cấp cải tạo các toà nhà dân cư 1 tỷ euro.

Một tỷ euro khác sẽ bị cắt khỏi ngân sách của các nhà khai thác nhà nước như cơ quan xuất khẩu Business France và cơ quan ANCT (Agence Nationale de la Ccohésion des Territoires) cho các chính sách của chính quyền khu vực.

Bộ trưởng Le Maire lưu ý rằng chính phủ sẽ đảm bảo rằng Pháp vẫn đi đúng hướng để tôn trọng mục tiêu giảm thâm hụt ngân sách nhà nước năm 2024 xuống 4,4% GDP.

“Chúng tôi đang giữ phương án thực hiện ngân sách bổ sung vào mùa hè, tùy thuộc vào hoàn cảnh kinh tế và tình hình chính trị”, Bộ trưởng Tài chính Pháp nói thêm.

Chính phủ Pháp đặt mục tiêu cắt giảm dần mức thâm hụt tài chính trong những năm tới cho đến khi nó giảm xuống dưới mức trần 3% của EU vào năm 2027.

Dự báo mới của chính phủ Pháp phù hợp hơn với một loạt các báo cáo hạ triển vọng tăng trưởng gần đây của Ủy ban châu Âu, OECD và cơ quan thống kê INSEE của Pháp.

Ủy ban Châu Âu vào ngày 15/2 đã cắt giảm dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 của Pháp từ mức 1,2% xuống 0,9% và cắt giảm dự báo cho Đức từ 0,8% xuống 0,3%. Vào đầu tháng này, OECD đã cắt giảm dự báo tăng trưởng năm 2024 của Pháp từ mức 0,8% xuống 0,6%. Cơ quan thống kê INSEE của Pháp ngày 7/2 dự báo mức tăng trưởng theo quý chỉ là 0,2% trong quý 1 và quý 2/2024.

Nền kinh tế Pháp đã tăng trưởng 0,9% vào năm 2023, thấp hơn nhiều so với mức 2,5% vào năm 2022 và mức tăng trưởng 6,4% vào 2021.

Xem thêm

Kinh tế toàn cầu 2024: Kiên cường trước “sóng lớn”

Kinh tế toàn cầu 2024: Kiên cường trước “sóng lớn”

Khi thế giới tiến gần đến điểm giữa của giai đoạn phát triển được dự đoán là một thập kỷ chuyển đổi, nền kinh tế toàn cầu có thể vẫn phải đối mặt với vô số khó khăn vào năm 2024, với tốc độ tăng trưởng GDP nửa thập kỷ ghi nhận mức chậm nhất trong 30 năm…

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...