IMF: “Người dân châu Âu nên chịu gánh nặng của các hoá đơn năng lượng nhằm khuyến khích sự tiết kiệm”

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) khuyên các chính phủ châu Âu không nên can thiệp vào cuộc khủng hoảng năng lượng ngày càng trầm trọng của khu vực với sự hỗ trợ tài chính trên diện rộng.
IMF: “Người dân châu Âu nên chịu gánh nặng của các hoá đơn năng lượng nhằm khuyến khích sự tiết kiệm”

Quỹ Tiền tệ Quốc tế cho rằng các chính phủ châu Âu không nên can thiệp vào cuộc khủng hoảng năng lượng ngày càng trầm trọng, mà thay vào đó để người tiêu dùng “thử chịu gánh nặng của hoá đơn”, nhằm khuyến khích tiết kiệm năng lượng và hỗ trợ chuyển đổi rộng rãi hơn sang điện xanh.

IMF cho rằng các chính phủ nên cố gắng bảo vệ các hộ gia đình dễ bị tổn thương nhất với sự hỗ trợ có mục tiêu, nhưng các chính sách hiện tại nhằm hỗ trợ tất cả người tiêu dùng khỏi chi phí năng lượng gia tăng sẽ làm suy yếu nền kinh tế châu Âu - với nhiều quốc gia đang trên bờ vực suy thoái - và ngăn cản quá trình chuyển đổi năng lượng 

“Các chính phủ không thể ngăn chặn sự sụt giảm trong thu nhập quốc dân thực tế phát sinh từ cú sốc thương mại. Họ nên cho phép toàn bộ chi phí nhiên liệu gia tăng tác động trực tiếp đến cho người dùng cuối để khuyến khích tiết kiệm năng lượng và chuyển sang sử dụng nhiên liệu hóa thạch ”, chi nhánh châu Âu của IMF đã viết trong một bài đăng. 

Cho đến nay, các nhà hoạch định chính sách châu Âu đã áp dụng các biện pháp kiểm soát giá sâu rộng, trợ cấp và cắt giảm thuế để giảm nhẹ gánh nặng chi phí năng lượng đang tăng cao trên khắp lục địa sau cuộc chiến của Nga ở Ukraine. 

đức

Nhưng IMF cảnh báo rằng sự hỗ trợ sâu rộng như vậy là thiển cận, khiến một số chính phủ tiêu tốn khoảng 1,5% tổng sản phẩm quốc nội trong năm nay trong khi tiếp tục làm tăng nhu cầu - và do đó là giá cả.

“Việc kìm hãm sự chuyển dịch sang giá bán lẻ chỉ đơn giản là trì hoãn sự điều chỉnh cần thiết đối với cú sốc năng lượng. Nó khiến cho nhu cầu năng lượng toàn cầu và giá cả vẫn duy trì cao hơn so với mức bình thường,” báo cáo cho biết.

IMF cho rằng các nhà hoạch định chính sách nên “dứt khoát từ bỏ các biện pháp trên diện rộng sang các chính sách cứu trợ có mục tiêu”, đặc biệt hỗ trợ các hộ gia đình nghèo hơn, những người dễ bị tổn thương nhất bởi giá cả cao hơn nhưng ít có khả năng đối phó với chúng.

Bài báo cáo nói thêm rằng việc các chính phủ hỗ trợ một số doanh nghiệp trong thời gian giá cả tăng trong thời gian ngắn là “phù hợp”, chẳng hạn, nếu châu Âu phải đối mặt với việc cắt đứt hoàn toàn dòng khí đốt từ Nga. Tuy nhiên, với giá năng lượng dự kiến ​​sẽ tiếp tục cao hơn trong vài năm, thì khả năng hỗ trợ doanh nghiệp trên tổng thể “nhìn chung là yếu”.

Châu Âu cắt giảm tiêu thụ năng lượng

Các bình luận của IMF được đưa ra trong bối cảnh các nước châu Âu đang tìm cách giảm tiêu thụ năng lượng và sự phụ thuộc vào dầu khí của Nga.

Tây Ban Nha đã công bố các biện pháp tiết kiệm năng lượng mới, bao gồm giới hạn về nhiệt độ điều hòa và sưởi ấm ở các khu vực công cộng, theo sau các động thái tương tự của thành phố Hanover, Đức vào tuần trước, nơi cho biết họ đang cấm nước nóng trong các tòa nhà công cộng, bể bơi, phòng thể thao và phòng tập thể dục.

Trong khi đó, các gã khổng lồ năng lượng tiếp tục thu được lợi ích từ việc giá cao hơn, với BP đã báo cáo lợi nhuận hàng quý lớn nhất trong 14 năm.

Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đã chỉ trích các công ty dầu khí vì trục lợi từ cuộc khủng hoảng năng lượng. “Thật là vô đạo đức khi các công ty dầu khí đang kiếm được lợi nhuận kỷ lục từ cuộc khủng hoảng năng lượng này trên lưng những người và cộng đồng nghèo nhất.” Ông Guterres, cũng như IMF, cho rằng nguồn vốn từ các công ty năng lượng - tương đương 100 tỷ USD trong quý đầu tiên của năm 2022 - nên được chuyển hướng để hỗ trợ các cộng đồng dễ bị tổn thương.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…