EU ra "phán quyết cuối cùng" với dầu mỏ và ngân hàng Sberbank của Nga

Liên minh châu Âu đã đưa ra thông báo cuối cùng về các biện pháp trừng phạt mới đối với dầu mỏ và ngân hàng hàng đầu Sberbank của Nga.
EU ra "phán quyết cuối cùng" với dầu mỏ và ngân hàng Sberbank của Nga

Các nhà lãnh đạo EU đã thống nhất cấm vận nhập khẩu dầu thô của Nga. Lệnh cấm vận này có hiệu lực hoàn toàn từ cuối năm 2022. Hungary và hai quốc gia Trung Âu không giáp biển khác được miễn trừ cho các đường ống nhập khẩu mà họ phụ thuộc vào. 

Lần trừng phạt cuối cùng này cũng bao gồm việc loại ngân hàng lớn nhất của Nga - Sberbank khỏi hệ thống giao dịch quốc tế SWIFT.

Động thái mới này đã đẩy mối quan hệ giữa Nga và phương Tây leo thang theo một mức độ mới đồng thời cắt giảm 90% lượng dầu nhập khẩu của Nga cho khối 27 quốc gia với 450 triệu dân. Người đứng đầu Ủy ban điều hành EU, bà Ursula Von Der Leyen cho biết: “Điều này sẽ làm giảm khả năng tài trợ tài chính cho cuộc tấn công của Nga vào Ukraine.”

Tuy nhiên, Hungary đã đưa ra nhiều yêu cầu trong những tuần gần đây về lệnh cấm vận dầu mỏ. Để giành được phiếu ủng hộ từ Budapest, các nước EU khác đã đồng ý miễn trừ lệnh cấm đối với đường ống Druzhba vận chuyển đến Hungary, Slovakia và Cộng hòa Séc.

Công ty lọc dầu duy nhất của Slovakia, Slovnaft, một đơn vị thuộc MOL của Hungary, cho biết các lệnh trừng phạt sẽ cấm xuất khẩu các sản phẩm dầu sau 8 tháng sang các thị trường chủ chốt là Cộng hòa Séc, Áo và Ba Lan, cũng như khiến nước này không thể cung cấp dầu trong nước.

Ngoài việc cấm nhập khẩu bằng đường biển vào châu Âu, các biện pháp trừng phạt mới cũng bao gồm lệnh cấm tức thì đối với việc bảo hiểm các tàu chở dầu của Nga ở nơi khác, một quan chức EU nói với Reuters, trong khi các hợp đồng hiện tại sẽ bị loại bỏ trong vòng sáu tháng.

Các chuyên gia EU cho rằng điều đó sẽ làm phức tạp thêm nỗ lực của Nga trong việc tìm kiếm các thị trường khác cho dầu thô của mình.

Xem thêm

Australia mở rộng trừng phạt đối với các doanh nghiệp Nga

Australia mở rộng trừng phạt đối với các doanh nghiệp Nga

Australia vừa bổ sung các biện pháp trừng phạt kinh tế nhằm gây sức ép đối với chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine. Trong lần trừng phạt mới nhất này, Australia nhắm mục tiêu vào các công ty vận tải và sản xuất linh kiện điện tử.

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...