Iran có gì trong tay để đối đầu với Mỹ?

Iran đã cho thấy khả năng quân sự đáng gờm của mình sau khi hạ gục chiếc máy bay không người lái Global Hawk của quân đội Hoa Kỳ vào 20/6 vừa qua.
Iran có gì trong tay để đối đầu với Mỹ?

Hệ thống tên lửa BUK-2, vũ khí mà Iran sử dụng để bắn hạ chiếc Global Hawk của quân đội Hoa Kỳ

Iran cho biết họ đã sử dụng hệ thống “3rd Khordad” – được cho là có thể “bắt chước” các khả năng của S-300. Iran cũng dề cập đến những khả năng phòng thủ nổi bật gần đây như tên lửa đạn đạo chính xác, máy bay không người lái, tàu ngầm, mìn limpet và tên lửa hành trình.

Nhiều chuyên gia cho biết, công nghệ phòng thủ của Tehran rất ấn tượng so với hầu hết các nước láng giềng chưa phát triển hệ thống vũ khí bản địa mà vẫn sử dụng các công nghệ chưa đổi mới được cung cấp bởi các cường quốc như Hoa Kỳ và phương Tây.

Và những thông tin này dẫn đến câu hỏi: Nếu chiến tranh giữa Mỹ và Iran nổ ra. Iran có gì để đối đầu với Mỹ?

Khi chúng ta nhìn vào cách Iran và các nước đồng minh đã tiến hành chiến tranh trong quá khứ, rõ ràng Iran không tập trung vào các cuộc chiến lớn. Iran sở hữu lực lượng quân đội và hải quân chính quy với tên gọi Artesh. Những lực lượng vũ trang này có tiềm năng khá lớn đối với đất nước 80 triệu dân. Lực lượng có 530.000 quân dưới quyền nhưng tuy nhiên theo Viện Trung Đông thì họ lại không được trang bị đầy đủ.

Vì cuộc chiến tranh trên bộ cuối cùng của Iran là cuộc xung đột năm 1980-1988 với Iraq nên rất khó để đưa ra những đánh giá chích xác về khả năng chiến đấu thật sự của quân đội Iran. Cuộc chiến với Iraq dã cho thấy Iran sử dụng các cuộc tấn công kiểu "biển người" trên chiến trường đôi khi giống với Thế chiến thứ nhất (WWI) hơn là một cuộc chiến cơ động và công nghệ.

Theo nhiều nguồn tin cho thấy, Iran không chi nhiều tiền cho ngân sách quốc phòng. Khoảng 16 tỷ USD trong năm 2017, thấp hơn 3 tỷ USD so với ngân sách quốc phòng của Israel. Trong khi đó, Ả Rập có ở mức 76 tỷ USD và Hoa Kỳ chi 600 tỷ USD cho quốc phòng.

Với những số liệu rõ ràng, có thể thấy rất khó để quân đội Iran có thể so sánh với Mỹ trong một cuộc chiến thực sự. Nhưng Iran không chiến đấu trong những cuộc chiến lớn thông thường. Chiến lược của họ dựa trên hệ thống liên minh với Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo (IRGC) và các chi nhánh, đồng minh và uỷ ban đại diện, bao gồm phiến quân Houthi ở Yemen, quân đội Iraq, Hezbollah tại Lebano, Jihad và Hồi giáo Palestine ở Gaza.

IRGC sở hữu một lực lượng lớn, có tới 100.000 binh sĩ riêng cũng như 600.000 dân quân Basij, theo báo cáo của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại ở Hoa Kỳ. IRGC có quân đội hải quân và không quân riêng, và cả lực lượng công nghệ mạng đáng nể. Đây là lí do đưa IRGC đứng trong hàng đầu những bí quyết quân sự của Iran.

Iran đã chuyển giao công nghệ hướng dẫn tên lửa cho Hezbollah tại Lebanon. Vào tháng 3 vừa qua, IRGC đã tuyên bố Israel nằm trong tầm bắn của tên của nhóm khủng bố Lebanon. Kho vũ khí tên lửa khổng lồ của Hezbollah là một mối đe doạ lớn. Hơn 150.000 tên lưả như tên lửa tầm xa Zelzal, Fateh 110 (với tầm bắn vài trăm km), Fajr cũng như tên lửa tầm gần Katyushas. Ngoài ra, Hezbollah còn triển khai các tên lửa chống hạm trong quá khứ và có hệ thống phòng không SA-7 mà Iran đã từng bắn vào máy bay không người lái Reaper của Mỹ vào 13/6.


Tên lửa Defoul của IRGC được chế tạo, lắp đặt dưới lòng đất (Clip kênh Iran Military Tube)

Vào hồi tháng 2, Iran cũng đã cho “trình diễn” một tên lửa hành trình tầm xa mới mà theo tuyên bố có tầm bắn 1.300km với tên gọi Hoveizeh, một phần của “gia đình tên lửa hành trình Soumar”. Dường như không có kết thúc cho danh sách công nghệ quân sự dài như vô tận của Iran. Tàu ngầm với tên lửa hành trình cũng vừa được công bố vào tháng Hai, Iran cũng xây dựng một khu trục hạm mới và thử nghiệm máy bay không người lái vũ trang vào tháng 3. Theo nhiều nguồn tin, Iran thường sao chép và cải tiến các vũ khí của quốc gia khác, như máy bay không người lái Sentinel của Hoa Kỳ. Iran cũng có khả năng sử dụng chuyên môn của Triều Tiên trên các tên lửa của mình. Sau đó Iran sẽ chuyển giao công nghệ cho các bên đồng minh và thử nghiệm tên lửa trên bãi thử mà Houthis cung cấp.

Dường như không có kết thúc cho danh sách công nghệ quân sự dài như vô tận của Iran.

Tuy nhiên, cách Iran chiến đấu trong các cuộc chiến tranh được coi là không đối xứng và họ cũng không muốn một cuộc chiến thông thường, Đó là lí do tại sao iran sử dụng lực lượng đồng minh, như lực lượng quân dân Shi’ite còn được gọi là PMU. Lực lượng này có 100.000 người dưới quân và sở hữu tên lửa và xe bọc thép. Họ đã từng giúp đánh bại ISIS, và một trong số lính đã từng chiến đấu với quân Mỹ trong quá khứ.

Quân đội Mỹ tại Iraq trong thời điểm này chỉ có mặt để huấn luyện lực lượng an ninh Iraq chống lại ISIS, chứ không phải để chiến đấu với Iran. Iran cũng biết rằng trong các trường hợp quân liên minh có ý định quấy phá thì Mỹ sẽ không trực tiếp trả đũa mà sẽ kêu gọi quân đội Iraq đáp trả.

Tại Syria, dân quân được Iran hậu thuẫn đã có nhiều lần “gây sự” với Mỹ trong thời gian gần đây. Những lính đánh thuê đã tấn công vào một vị trí của Lực lượng Dân chủ Syria do Mỹ hẫu thuẫn vào tháng 2/2018. 

Nếu một cuộc xung đột xảy ra thì Hoa Kỳ và đội quân đồng minh dường như có thừa khả năng xử lý một trận chiến nhanh gọn. Nhưng phía Iran còn có những vũ khí khác để kéo dài cuộc chiến mà bản thân Mỹ cũng phải e dè. Tuy nhiên, cả Mỹ và Iran đều không muốn xảy ra cuộc xung đột lớn đó và hi vọng sẽ có thể giải quyết căng thẳng thông qua các biện pháp phù hợp hơn.

Theo Jerusalem Post

Có thể bạn quan tâm