Israel và EU xây dựng đường ống khí gas dưới biển dài nhất thế giới

Israel và các nước châu Âu gồm Italy, Hy Lạp và Cyprus đã nhất trí về kế hoạch xây dựng một đường ống dẫn khí gas dưới biển dài nhất thế giới, nối từ khu vực phía Đông Địa Trung Hải đến phía Nam châu
Israel và EU xây dựng đường ống khí gas dưới biển dài nhất thế giới

Đây được coi là dự án đầy tham vọng nhằm giúp khắc phục tình trạng khan hiếm khí đốt trong mùa giá lạnh tại châu Âu và giảm sự phụ thuộc vào nguồn cung khí đốt từ Nga.

Tuyên bố trên được đưa ra trong cuộc họp báo chung tại thủ đô Tel Aviv vào ngày 3/4 với sự tham dự của bộ trưởng năng lượng 4 nước trên và Ủy viên phụ trách vấn đề Hành động khí hậu và Năng lượng của Liên minh châu Âu (EU) Miguel Arias Canete.

"Theo Bộ trưởng Năng lượng Israel Yuval Steinitz, đây sẽ là đường ống dẫn dài nhất và nằm ở độ sâu nhất dưới biển trên thế giới.

Dự án này có tổng chi phí lên tới 6,2 tỷ USD và có sự hỗ trợ của EU. Sau nhiều năm bàn thảo, quá trình nghiên cứu tính khả thi của dự án đã được hoàn tất. Tuy nhiên, nhanh nhất đến năm 2025, kế hoạch xây dựng đường ống dẫn mới được triển khai.

Nếu được thực hiện theo kế hoạch, đường ống này sẽ cho phép chuyển tải khí gas từ Israel và từ các mỏ khí gas vừa được phát hiện tại Cyprus đến các nước châu Âu, qua đó giúp các nước EU giảm sự phụ thuộc năng lượng vào đường dẫn Dòng chảy Phương Bắc của Nga trong bối cảnh quan hệ căng thẳng hiện nay.

Theo ông Canete, với nguồn cung dồi dào, Israel và Cyprus được đánh giá là những nhà cung cấp khí gas đáng tin cậy của các nước châu Âu. Ông khẳng định dự án này sẽ giúp tăng tinh thần đoàn kết và nhận được sự ủng hộ lớn của các nước thành viên EU.

Dự kiến, trong những năm tới, bộ trưởng năng lượng 4 nước Italy, Hy Lạp, Cyprus và Israel sẽ nhóm họp 2 lần mỗi năm để thảo luận tiến trình dự án này.

Có thể bạn quan tâm

Mỹ công bố áp thuế 25-40% với nhiều nước

Mỹ công bố áp thuế 25-40% với nhiều nước

Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây đã đưa ra tuyên bố về việc nhiều quốc gia sẽ phải đối mặt với mức thuế nhập khẩu cao theo hình thức "áp thuế đồng loạt", có hiệu lực từ ngày 1/8 tới...

Cuộc khủng hoảng gạo tại Nhật Bản

Cuộc khủng hoảng gạo tại Nhật Bản

Giá gạo tại Nhật Bản liên tục tăng cao do sản lượng sụt giảm và làn sóng quá tải khách du lịch. Những yếu tố này đang đẩy chi phí tiêu dùng lên mức kỷ lục, đồng thời gây áp lực lớn lên chuỗi cung ứng thực phẩm địa phương…

"Cơn ác mộng kép" của bất động sản Trung Quốc: Suy thoái kéo dài và dân số suy giảm

"Cơn ác mộng kép" của bất động sản Trung Quốc: Suy thoái kéo dài và dân số suy giảm

Thị trường bất động sản Trung Quốc đang đối mặt với thách thức chồng chất thách thức, khi dân số sụt giảm mạnh, thu nhập đình trệ và lượng nhà tồn kho khổng lồ. Những yếu tố này liên tục giáng đòn mạnh vào tâm lý của cả người mua nhà lẫn các nhà đầu tư, khiến triển vọng phục hồi trở nên mờ mịt…

Iran đóng cửa eo biển Hormuz: Hơn 1/5 lượng dầu thế giới có thể bị đóng băng, giá dầu sẽ vượt 100 USD/thùng

Iran đóng cửa eo biển Hormuz: Hơn 1/5 lượng dầu thế giới có thể bị đóng băng, giá dầu sẽ vượt 100 USD/thùng

Quốc hội Iran vừa thông qua nghị quyết cho phép đóng cửa eo biển Hormuz - tuyến hàng hải huyết mạch với hơn 1/5 lượng dầu mỏ thế giới được vận chuyển qua mỗi ngày. Động thái này làm dấy lên những lo ngại sâu sắc về sự ổn định của thị trường năng lượng toàn cầu và các tuyến đường vận chuyển quốc tế…