Kazuo Hirai - CEO thổi làn gió mới vào "Sony già nua"

Từ chỗ thua lỗ vào năm 2012 khi Kazuo Hirai lên nắm quyền, bằng tư duy mới mẻ và sự cải tổ bộ máy, Sony đã đi lên và ghi nhận lãi kỷ lục trong năm ngoái...
Kazuo Hirai - CEO thổi làn gió mới vào "Sony già nua"

Dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch kiêm giám đốc điều hành Kazuo Hirai, mới đây Sony công bố lợi nhuận hoạt động năm 2016 (tính đến hết tháng 3/2017) cao nhất trong 20 năm qua.

Được chọn vì quá nổi bật

Kể từ khi ông lên nắm quyền năm 2012, gã khổng lồ Nhật Bản đã vực dậy với mô hình cân bằng nhiều hoạt động kinh doanh đa dạng từ điện tử cho đến tài chính.

Năm 2012, Sony công bố Kazuo Hirai sẽ nhậm chức Giám đốc điều hành và Chủ tịch của hãng. Trước đó, vai trò này do Sir Howard Stringer đảm nhiệm. Đã có một thỏa thuận vào đầu tháng Giêng cũng như các tin đồn trong thời gian trước là Hirai - Phó Chủ tịch điều hành của Sony sẽ được bổ nhiệm vào vị trí mới từ 1 tháng 4 năm 2012, trong khi Stringer sẽ làm tiếp hết nhiệm kỳ vào tháng Sáu.

"Kazuo Hirai là một giám đốc điều hành tập trung trên toàn thế giới về công nghệ và điện toán đám mây và được đánh giá rất cao, lĩnh vực kỹ thuật số chuyển đổi là bản năng thứ hai" Stringer nói về người thay thế ông.

"Tôi tin rằng kỹ năng lãnh đạo cứng rắn của Kazuo Hirai sẽ làm tăng lợi ích lớn cho công ty và khách hàng của mình trong những tháng và những năm tới."Stringer và hội đồng quản trị Sony đã bắt đầu tìm kiếm các nhà lãnh đạo thay thế trong năm 2009, và Hirai đã là một ứng cử viên nổi bật hàng đầu.

Kazuo Hirai lúc đó vẫn đang đảm nhiệm chức lãnh đạo của Sony’s Consumer Products & Services Group, bao gồm công ty truyền hình, video gia đình, âm thanh, hình ảnh kỹ thuật số, máy tính, máy chơi game, và các sản phẩm điện thoại di động cùng với các dịch vụ mạng.

"Con đường chúng ta phải bước tiếp đó là chèo lái con thuyền Sony với sự tăng trưởng trong các lĩnh vực cốt lõi của Sony đó là điện tử - chủ yếu là hình ảnh kỹ thuật số, điện thoại thông minh và máy chơi game, sự trở lại trong việc kinh doanh truyền hình và đẩy nhanh sự đổi mới cho phép chúng ta tạo ra các lĩnh vực kinh doanh mới cho Sony" Kazuo Hirai tuyên bố.

Nền tảng cơ bản hiện nay là tạo sự vững chắc ở các vị trí quản lý mới và tôi sẽ xúc tiến các danh mục đầu tư đa dạng của Sony trong sản phẩm điện tử, kết hợp với các lĩnh vực giải trí phong phú của chúng tôi và mảng phát triển dịch vụ kết nối mạng để mang lại cho khách hàng của chúng tôi trên khắp thế giới hướng tới trải nghiệm mới và thú vị (“exciting ways”)”, Kazuo Hirai nói tiếp.

Phong cách khác biệt

Không giống lãnh đạo của các tập đoàn lớn, Kazuo Hirai, 56 tuổi có phong cách gần gũi với quần jeans, giày thể thao. Phong cách của ông được cho là có phần "lập dị" theo tiêu chuẩn tại Nhật Bản do ảnh hưởng của thời gian sống tại nước ngoài khi còn nhỏ.

Vào đầu năm cấp 2, cha của Hirai - một nhân viên ngân hàng, được thuyên chuyển tới Mỹ và đã mang theo cả gia đình tới sống tại New York. Tại đây, Hirai theo học một trường công và bắt đầu cuộc sống mà ông gọi là "cô đơn" vì khác biệt văn hóa và ngôn ngữ.

Ông đến trường với 3 tấm thẻ treo trước cổ ghi bằng tiếng Anh và tiếng Nhật: "Em đang ốm", "Em muốn đi vệ sinh" và "Làm ơn gọi bố mẹ em ngay lập tức".

Phải tới năm học thứ 2, Hirai mới hòa nhập được với trường học Mỹ và đó cũng là khi ông bắt đầu quên đi cuộc sống học đường của Nhật. Điều đó khiến ông không hòa nhập được khi trở lại Nhật vào năm thứ 4 trung học và phải dành rất nhiều tâm sức cho việc này. Nhưng một lần nữa, khi ông bắt đầu quen với môi trường mới thì lại phải chuyển ra nước ngoài sống cùng gia đình.

CEO Kazuo Hirai có tư tưởng cởi mở và khác biệt với truyền thống tại Nhật Bản.

Cuối cùng, ông lựa chọn theo học Đại học Công giáo Quốc tế tại Tokyo. Dù có thể quay lại Mỹ để học đại học sau khi tốt nghiệp trung học American School tại Tokyo nhưng ông nhận ra rằng, sau tất cả thì ông là người Nhật và muốn an cư tại quê hương từ đó.

Chính thời gian dài sống và học tập tại nước ngoài đã giúp Hirai hình thành tư tưởng cởi mở và khác biệt với truyền thống tại Nhật Bản.

Sau khi tốt nghiệp đại học, ông làm việc cho CBS/Sony Records tại Tokyo và nhiều công ty con của Sony trước được bổ nhiệm vào vị trí lãnh đạo.

Làn gió mới vào Sony già nua

Được biết đến với văn hóa tự do và cởi mở nhưng thực chất Sony lại là một tổ chức đa lớp phức tạp. Mảng kinh doanh video game và âm nhạc của Hirai lúc đó còn tương đối mới mẻ, trong khi đó các thiết bị nghe nhìn như TV, máy quay có lịch sử lâu đời và được coi là "bộ mặt" của công ty.

Hai bộ phận này có văn hóa hoàn toàn khác biệt. Khi Hirai tới thăm một văn phòng của bộ phận thiết bị nghe nhìn tại quận Shinagawa, Tokyo, các lãnh đạo tại đây đều xuất hiện trong bộ vest màu nâu sáng, trong khi đó ông mặc đồ khá thoải mái. Với cả hai bên, đối phương đều là những kẻ "kỳ quặc".

Sony từng chủ yếu sử dụng những nhân viên tốt nghiệp đại học trong nước, nhưng khi công ty phải đối mặt áp lực toàn cầu hóa ngày càng lớn, vai trò và ảnh hưởng của Hirai tăng lên đáng kể. Cuối cùng, năm 2012, ông được chủ tịch khi đó là Howard Stringer bổ nhiệm làm CEO. Dù hiện có nhiều người từng theo học quốc tế như Hirai giữ vị trí quan trọng trong các công ty nước ngoài, có lẽ ông là người đầu tiên trở thành lãnh đạo của một công ty lớn "thuần Nhật".

Không bị "mắc kẹt" trong các truyền thống cố hữu, Hirai đã bắt tay cải tổ mảng kinh doanh TV và laptop của công ty. Lợi nhuận của sony từ chỗ lỗ nặng khi ông bắt đầu lên làm CEO, đã cải thiện đáng kể và đạt mức kỷ lục trong năm tài chính 2016.

Cuộc thi kinh doanh nội bộ để tìm kiếm các ý tưởng mới từ nhân viên do ông tổ chức giúp Sony tung ra các sản phẩm mới như đồng hồ thông minh hay máy khuếch tán tinh dầu di động.

Mới đây, hãng này đưa chú chó máy (robot) AIBO trở lại sau một thập kỷ ngừng sản xuất. Đây được xem là nỗ lực xây dựng lại uy tín về sáng tạo sau nhiều năm tái cơ cấu của Sony.

Năm nay mới 56 tuổi, Hirai chưa nghĩ tới kế hoạch nghỉ hưu và cho biết sứ mệnh của ông là thực hiện các sáng kiến toàn cầu nhằm giúp tăng sự hiện diện trên trường quốc tế của Nhật Bản, hơn là tập trung vào các hoạt động trong nước.

Có thể bạn quan tâm

Honda và Nissan bắt tay sáp nhập

Honda - Nissan: Sáp nhập hay là "chết"?

Thông tin về việc Honda và Nissan tìm kiếm thỏa thuận sáp nhập cho thấy các nhà sản xuất ô tô đang tìm cách đối mặt với sự cạnh tranh từ Trung Quốc, thị trường trong nước đang thu hẹp cũng như mối đe dọa về thuế quan...

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…