Thuế quan vô tình "cản trở" thỏa thuận TikTok Mỹ

Theo Reuters đưa tin, thỏa thuận bán lại hoạt động TikTok Mỹ dường như đã bị hoãn lại sau khi phía Trung Quốc đưa ra tín hiệu phản đối trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang do thuế quan…

Thuế quan vô tình "cản trở" thỏa thuận TikTok Mỹ

Một thỏa thuận nhằm tách riêng hoạt động và tài sản của TikTok tại Mỹ đã bị tạm dừng sau khi Trung Quốc cho biết họ sẽ không phê duyệt đề xuất này.

Động thái của Bắc Kinh được đưa ra sau các tuyên bố áp thuế mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump, theo hai nguồn tin am hiểu sự việc chia sẻ với Reuters.

Vào 4/4, ông Donald Trump đã gia hạn thêm 75 ngày để ByteDance có thể bán tài sản của TikTok Mỹ cho một bên không thuộc Trung Quốc, nếu không ứng dụng sẽ bị cấm hoàn toàn Mỹ theo quy định của một đạo luật năm 2024, lẽ ra có hiệu lực từ tháng 1/2025.

Như thông tin mà Reuters nhận được, một thoả thuận về cơ bản đã được hoàn tất vào thứ Tư và sẽ tách riêng hoạt động của TikTok Mỹ thành một công ty mới có trụ sở tại Mỹ, với phần lớn quyền sở hữu và vận hành thuộc về các nhà đầu tư Mỹ. ByteDance sẽ chỉ nắm giữ dưới 20% cổ phần.

Tuy nhiên, khi được hỏi về thoả thuận, Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington nhấn mạnh: "Trung Quốc đã nhiều lần nêu rõ lập trường của mình về TikTok. Trung Quốc luôn tôn trọng và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, đồng thời phản đối các hành vi vi phạm các nguyên tắc cơ bản của nền kinh tế thị trường”.

Trở ngại lớn đối với bất kỳ thỏa thuận nào về TikTok Mỹ chính là sự chấp thuận hay không của chính phủ Trung Quốc. Bắc Kinh chưa hề đưa ra cam kết công khai nào về việc cho phép bán hoạt động TikTok tại Mỹ và những tuyên bố gần đây cho thấy dường như chính phủ Trung Quốc vẫn tiếp tục phản đối.

TikTok từ chối bình luận về sự việc.

Hãng tin Associated Press là đơn vị đầu tiên đưa tin về việc Trung Quốc không đồng ý với thỏa thuận này.

"Theo tôi, vẫn cần thêm thời gian để đảm bảo tất cả các phê duyệt cần thiết được ký kết. Chúng tôi hy vọng sẽ tiếp tục làm việc một cách thiện chí với Trung Quốc, mặc dù tôi hiểu họ không hài lòng với chính sách thuế đối ứng của chúng tôi”, ông Donald Trump viết trên mạng xã hội Truth.

Hiện tại, hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ đang phải chịu mức thuế 54% sau khi ông Trump tuyên bố thuế bổ sung thêm 34% vào đầu tuần này. Phía Trung Quốc cũng đã đáp trả lại với các biện pháp thuế quan của riêng mình.

Bản thân ông Donald Trump cũng từng nói rằng ông sẵn sàng giảm thuế cho Trung Quốc nếu đạt được thỏa thuận để ByteDance bán lại TikTok, ứng dụng hiện có 170 triệu người dùng Mỹ. Ông cũng tiết lộ, chính quyền Mỹ đang liên hệ với bốn nhóm khác nhau về một thỏa thuận tiềm năng liên quan đến TikTok, nhưng ông không nêu rõ danh tính các bên.

Theo một số thông tin được ghi nhận, nhiều nhà đầu tư lớn, ví dụ như Oracle, Microsoft, Blackstone, tỷ phú Frank McCourt … đều đang có ý định tham gia vào thương vụ. Trong khi đó, Walmart đã bác bỏ một báo cáo của ABC News cho rằng họ đang cân nhắc mua lại TikTok.

Ông Jeff Yass từ Susquehanna International Group và ông Bill Ford từ General Atlantic, hai nhà đầu tư có trong hội đồng quản trị của ByteDance, đang tích cực thúc đẩy các cuộc thảo luận với Nhà Trắng.

Xem thêm

Những "đại gia" nào đang “nhăm nhe” mua lại TikTok Mỹ?

Những "đại gia" nào đang “nhăm nhe” mua lại TikTok Mỹ?

Khi thời hạn ngày 5/4 đến gần, TikTok một lần nữa đứng trước nguy cơ bị cấm tại Mỹ nếu không tách khỏi công ty mẹ ByteDance. Hiện tại, Tổng thống Donald Trump đang chủ động thảo luận với các cố vấn về những nhà đầu tư tiềm năng nhằm tìm kiếm giải pháp cho ứng dụng này…

Có thể bạn quan tâm

Hơn 1.000 tỷ USD Mỹ đã bị đánh cắp hàng năm thông qua lừa đảo qua điện thoại và internet

Vén màn “Ngành công nghiệp lừa đảo tỷ đô”: Thâm nhập "Khu tự trị" Mae Sot

Đằng sau những vụ hack tài khoản, chiếm đoạt tiền từ châu Âu sang châu Á sang Mỹ… là cả một “ngành công nghiệp lừa đảo tỷ đô” hoạt động tinh vi, bài bản. Hàng trăm ngàn “nạn nhân” của nạn buôn người đang trở thành những nô lệ hiện đại, làm công cụ lừa đảo chiếm đoạt hàng nghìn tỷ USD mỗi năm...

Mùa hè buồn của ngành du lịch Mỹ

Mùa hè buồn của ngành du lịch Mỹ

Ngành du lịch Mỹ đang chao đảo khi lượng khách quốc tế sụt giảm mạnh do căng thẳng chính trị, chính sách nhập cư khắt khe và các rào cản visa, khiến nhiều điểm đến và doanh nghiệp đối mặt với nguy cơ thất thu nghiêm trọng trong mùa cao điểm…

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Đối mặt với lạm phát và kinh tế bất ổn, người tiêu dùng Hàn Quốc đang thắt chặt chi tiêu trong Tháng Gia đình, thời điểm vốn được biết đến với những bữa tiệc hoành tráng và quà tặng đắt tiền, bằng cách mua đồ cũ, chọn quà thực tế và cắt giảm các khoản ăn uống xa hoa…

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…