Microsoft "soán ngôi" Apple, giành lại danh hiệu công ty giá trị nhất thế giới

Microsoft đã trở thành công ty giá trị nhất thế giới sau khi cổ phiếu “Nhà Táo” lao dốc do tác động từ chính sách thuế quan mới của chính quyền Donald Trump…

Từ trái sang: Nhà sáng lập Microsoft Bill Gates, cựu CEO Steve Ballmer và Chủ tịch kiêm CEO hiện tại Satya Nadella tại sự kiện kỷ niệm 50 năm
Từ trái sang: Nhà sáng lập Microsoft Bill Gates, cựu CEO Steve Ballmer và Chủ tịch kiêm CEO hiện tại Satya Nadella tại sự kiện kỷ niệm 50 năm

Microsoft đã vượt qua Apple để trở thành công ty giá trị nhất thế giới khi giá cổ phiếu của nhà sản xuất iPhone tiếp tục lao dốc.

Vốn hóa thị trường là thước đo quy mô và giá trị của một công ty giao dịch trên thị trường chứng khoán, được tính bằng cách nhân tổng số cổ phiếu với giá cổ phiếu. Vào tháng 6/2023, Apple trở thành công ty đầu tiên trên thế giới đạt vốn hóa 3 nghìn tỷ USD và kể từ đó luôn nằm trong nhóm công ty giá trị nhất theo vốn hóa. Dù liên tục hoán đổi vị trí với Microsoft và Nvidia, Apple đã giành lại ngôi đầu vào tháng 6/2024. Khi đó vốn hóa của Apple đạt 3,29 nghìn tỷ USD, trong khi Microsoft ở mức 3,24 nghìn tỷ USD.

Tuy nhiên, thông báo của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc áp thuế lên tất cả hàng nhập khẩu vào Mỹ, với mức thuế quan cao hơn đối với một số đối tác thương mại hàng đầu, đã khiến thị trường tài chính chao đảo và “bốc hơi” hàng nghìn tỷ USD giá trị.

Ngành công nghệ là một trong những lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nhất, trong đó, “Nhà Táo” mất tới 773 tỷ USD, tương đương mức giảm 23%, trong 4 phiên vừa qua. Kết quả là, sau khi đóng cửa phiên 8/4, vốn hóa của Microsoft là 2,64 nghìn tỷ USD, trong khi Apple còn 2,59 nghìn tỷ USD.

Đều là hai tập đoàn công nghệ toàn cầu, cả Microsoft và Apple đều sẽ chịu tác động từ căng thẳng thương mại, nhưng Apple đặc biệt dễ tổn thương hơn do phần lớn sản phẩm của hãng được sản xuất ở nước ngoài. Chính vì vậy mà Apple là công ty chịu tổn thất lớn nhất trong nhóm "Magnificent Seven" bao gồm Alphabet (công ty mẹ Google), Amazon, Apple, Meta, Microsoft, Nvidia và Tesla. Tesla cũng “chịu chung số phận” như Apple, với mức giảm 22% kể từ khi Trump đưa ra tuyên bố về “Ngày Giải Phóng".

So sánh thêm, Microsoft là công ty ít bị thiệt hại nhất trong nhóm các tập đoàn công nghệ có vốn hóa trên 200 tỷ USD. Bởi lẽ, hầu hết doanh thu của Microsoft đến từ dịch vụ điện toán đám mây và phần mềm thay vì sản phẩm sản xuất tại nước ngoài.

"Nhiều người nghĩ thị trường chứng khoán biến động ngẫu nhiên, nhưng thực tế nó có xu hướng dự báo tương lai. Việc thị trường lao dốc mạnh như vậy là điều mọi người nên chú ý”, ông Philip Bond, giáo sư tài chính tại Đại học Washington chia sẻ trên tờ Seattle Times.

Những gã khổng lồ như Apple và Microsoft không nhất thiết phải dựa vào thị trường chứng khoán để huy động vốn cho việc tuyển dụng và đầu tư. Các tập đoàn công nghệ lớn này tạo ra hàng tỷ USD tiền mặt mỗi quý để tự duy trì hoạt động. Trong năm tài chính gần nhất, Microsoft báo cáo lợi nhuận 88,1 tỷ USD, còn Apple đạt 93,7 tỷ USD. Tuy nhiên, theo giáo sư Bond, thị trường chứng khoán vẫn phản ánh kỳ vọng về lợi nhuận tương lai của các công ty.

Đối với các công ty nhỏ hơn, những doanh nghiệp phụ thuộc vào nhà đầu tư để phát triển, thị trường suy yếu có thể gây ra nhiều hệ lụy như giảm tuyển dụng, cắt giảm đầu tư và từ bỏ các dự án đầy tham vọng. "Thị trường chứng khoán không phải là nền kinh tế. Nhưng chúng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau”, giáo sư Philip Bond nhấn mạnh.

Xem thêm

Tháng hạn của các “ông lớn” công nghệ Tesla, Nvidia, Apple, Amazon

Tháng hạn của các “ông lớn” công nghệ Tesla, Nvidia, Apple, Amazon

Năm 2025 mới chỉ bắt đầu được 3 tháng nhưng đã là quãng thời gian đầy khó khăn cho "Magnificent Seven”, nhóm cổ phiếu công nghệ hàng đầu Phố Wall. Tesla, Nvidia, Apple và Amazon đều chứng kiến vốn hoá bốc hơi hàng trăm tỷ USD, báo hiệu một năm đầy biến động phía trước…

Có thể bạn quan tâm

Vén màn “Ngành công nghiệp lừa đảo tỷ đô”: Lừa đảo thời AI

Vén màn “Ngành công nghiệp lừa đảo tỷ đô”: Lừa đảo thời AI

“Ngành công nghiệp lừa đảo tỷ đô” đã bắt đầu sử dụng AI để nâng cấp lừa đảo vi hơn. Những video “giả mà như thật” khiến nạn nhân khó phân biệt đâu là người thật, đâu là AI. AI giúp chúng mở rộng quy mô nhanh hơn, giảm chi phí, đồng thời tăng cường độ hiện tại đến mức gần như không thể nhận dạng.

Hơn 1.000 tỷ USD Mỹ đã bị đánh cắp hàng năm thông qua lừa đảo qua điện thoại và internet

Vén màn “Ngành công nghiệp lừa đảo tỷ đô”: Thâm nhập "Khu tự trị" Mae Sot

Đằng sau những vụ hack tài khoản, chiếm đoạt tiền từ châu Âu sang châu Á sang Mỹ… là cả một “ngành công nghiệp lừa đảo tỷ đô” hoạt động tinh vi, bài bản. Hàng trăm ngàn “nạn nhân” của nạn buôn người đang trở thành những nô lệ hiện đại, làm công cụ lừa đảo chiếm đoạt hàng nghìn tỷ USD mỗi năm...

Mùa hè buồn của ngành du lịch Mỹ

Mùa hè buồn của ngành du lịch Mỹ

Ngành du lịch Mỹ đang chao đảo khi lượng khách quốc tế sụt giảm mạnh do căng thẳng chính trị, chính sách nhập cư khắt khe và các rào cản visa, khiến nhiều điểm đến và doanh nghiệp đối mặt với nguy cơ thất thu nghiêm trọng trong mùa cao điểm…

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Đối mặt với lạm phát và kinh tế bất ổn, người tiêu dùng Hàn Quốc đang thắt chặt chi tiêu trong Tháng Gia đình, thời điểm vốn được biết đến với những bữa tiệc hoành tráng và quà tặng đắt tiền, bằng cách mua đồ cũ, chọn quà thực tế và cắt giảm các khoản ăn uống xa hoa…