Một người không chỉ biết yêu bản thân, gia đình mình mà còn có tình yêu lớn với đồng loại, ngày đêm trăn trở giải quyết các vấn đề của cộng đồng, xã hội, Họ chính là Doanh nhân.
Doanh nhân họ là ai?
Nhìn lại 30 năm của Việt Nam sau khi mở cửa nền kinh tế (1986), Nền kinh tế Việt Nam phát triển cùng với đó đã hình thành nên một đội ngũ thương nhân mới, mà ngày nay được gọi tên là Doanh nhân. Không thể phủ nhận công sức to lớn của đội ngũ doanh nhân trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển, chính bởi thế mà Doanh nhân đã được nhà nước ghi nhận chính danh trong hiến pháp sửa đổi năm 2013.
Doanh nhân, họ là những con người đặc biệt, Họ đặc biệt không phải bởi họ tài năng xuất chúng, mà đơn giản chỉ bởi Họ đã lựa chọn nghiệp kinh doanh, LỰA CHỌN LÀ DOANH NHÂN. Lựa chọn đó được gắn liền với vai trò chính của doanh nhân là xây dựng các doanh nghiệp, vận hành, phát triển chúng để làm ra hàng hóa, dịch vụ cho xã hội, giải quyết công ăn việc làm cho người dân; là người làm ra lợi nhuận và có đóng góp lớn cho xã hội.
Ở Việt Nam, những người làm kinh doanh vẫn thường bảo nhau “thương trường là chiến trường" để mô tả tính cạnh tranh khốc liệt của thị trường. Một nghịch lý là đất nước Việt Nam sau năm 1986 vừa bước ra khỏi 1 cuộc chiến tranh khốc liệt, tàn dư của nó để lại không khỏi khiến chúng ta rùng mình mỗi khi nhớ lại. Ngày nay, cùng với thế giới chúng ta mạnh mẽ phản đối chiến tranh, ấy thế mà khi chúng ta vừa bước ra khỏi một cuộc chiến khốc liệt, bước vào nền kinh tế thị trường ta lại tự đưa nhau vào một định nghĩa mới “người lính" và “chiến trường" để chỉ các thương nhân (doanh nhân) và thị trường. Sao không tiếp thu ngay cái tinh thần truyền thống xa xưa ông cha ta “đi buôn có bạn, đi bán có phường".?
Doanh nhân ngày nay
Sau 30 năm trải nghiệm của lớp Doanh nhân cha chú đi trước, lớp Doanh nhân trẻ ngày nay đã tiếp thu rất tốt kinh nghiệm của ông cha để lại. Ngoài việc kế thừa họ còn tư duy về nghề “Doanh nhân" theo những định nghĩa riêng rất mới. Dù ở một đất nước xa xôi phát triển nhưng Warren buffett đã từng nói rằng: “ Nếu muốn đi nhanh thì đi một mình. Nếu muốn đi xa thì hãy đi cùng nhau”, câu nói đó rất gần nghĩa với câu nói xưa của ông cha ta “đi buôn có bạn, đi bán có phường".
Tiếp thu tinh thần đó mà Doanh nhân thế kỷ 21 nhiều người đã và đang sống với triết lý đơn giản Cho & nhận; Cùng nhau để thành công; Hợp tác để phát triển. Một nhóm Doanh nhân Hà Nội, đồng cảm cùng nhau những vất vả của nghề làm doanh nghiệp đã cùng nhau ngồi lại, tự định hình cho mình một quy tắc giao tiếp 4C: Chung sức - Chân thành - Chia sẻ - Cùng phát triển. Bắt đầu từ nguyên tắc giao tiếp đơn giản 4C, họ đã chân thành làm bạn với nhau, cởi mở chia sẻ cho nhau nghe những trải nghiệm nghề, mà mỗi khi nhâm nhi bên tách cafe người này nói, người kia gật gù thấu hiểu. Doanh nhân, những con người thông minh lý tính với một trực giác vô cùng nhạy cảm, nên họ thấu hiểu lắm chân lý: Chân thành thì gặp chân thành, cho đi sẽ có nhận lại.
“Khách đến chơi nhà” Doanh nhân
Như nguyên tắc giao tiếp giữa cá nhân những con người với nhau, quen nhau rồi làm bạn, làm bạn biết, hiểu nhau rồi thì mời bạn đến nhà chơi. Nhóm Doanh nhân trẻ nọ Họ đã rất thông minh khi thiết kế 1 chương trình vô cùng ý nghĩa “Khách đến chơi nhà" tổ chức cho Doanh nhân đến “chơi nhà" nhau, thực chất là tìm hiểu SP/DV mô hình hình kinh doanh tại “nhà" trụ sở kinh doanh của bạn.
Ngày đến thăm công ty in Phú Sỹ tại 103 Láng Hạ (HN), Một cơ sở thiết kế - in ấn - gia công hoàn thiện có bề dày hoạt động 14 năm, nhiều anh chị em Doanh nhân thích thú vô cùng khi được trải nghiệm quá trình sản xuất những ấn phẩm in ấn hàng ngày sử dụng nhiều trong doanh nghiệp. Từ trải nghiệm trực quan thú vị, lại được chính “chủ nhà” Doanh nhân Trần Nguyên Hải chia sẻ nghề, bằng đam mê tích luỹ 14 năm, nên đã để lại dấu ấn sâu đậm trong tâm trí của những người bạn doanh nhân trong trải nghiệm “Đến thăm nhà bạn". Sau buổi gặp đó, nhiều doanh nhân đã chủ động đặt hàng công ty in Phú Sỹ và anh Hải chia sẻ, bản thân mình cũng đặt hàng mua nhiều SP/DV của anh chị em Doanh nhân trong nhóm.
“Khách đến chơi nhà" Luật sư, Doanh nhân Đỗ Mạnh Trường - GĐ Công ty Luật Liên Việt (Ngoài cùng bên phải)
“Khách đến chơi nhà" Luật sư Đỗ Mạnh Trường - Giám đốc công ty Luật Liên Việt (HN) lại đem đến một trải nghiệm hiểu biết về pháp lý doanh nghiệp mà đôi khi chỉ do thiếu am hiểu đã khiến Doanh nhân đôi lần không tránh khỏi lo lắng trong quá trình điều hành doanh nghiệp.
Chỉ khi được “chủ nhà" chia sẻ nhiệt tình mọi người có thêm am hiểu về nghề luật và có thêm một người bạn là luật sư, an tâm lắm lắm. Đến “thăm nhà” Công ty cơ khí Nam Anh lại là một trải nghiệm trong lĩnh vực cơ khí, một lĩnh vực liên quan đến nhiều ngành nghề sản xuất của các doanh nghiệp bạn.
Vốn là một người say nghề, Doanh nhân Phạm Bá Đạt chia sẻ: Nhiều doanh nghiệp Việt Nam không có điều kiện mua máy móc nước ngoài, nhiều khi chỉ chụp ảnh gửi về, đến chia sẻ nhu cầu, anh em kỹ sư của Nam Anh đã mày mò, nghiên cứu để sản xuất để giảm giá thành cho doanh nghiệp Việt, đỡ phải đi nhập, mua hàng Tàu. Trình độ cơ khí của Việt Nam trong lĩnh vực chế tạo máy móc cũng không thua kém gì so với nước ngoài”. Có đến thăm mới biết công ty cơ khí Nam Anh thiết kế, chế tạo rất nhiều các loại máy móc phục vụ các ngành cơ khí, xây dưng, giao thông, y tế, in, tranh, ép tinh dầu, nước mía, ép rác, thùng bệ ô tô, sản xuất thùng phi chứa dầu, nội thất.vv…. và nhiều chi tiết máy móc công nghiệp khác.
“Khách đến chơi nhà" Doanh nhân Phạm Bá Đạt - Giám đốc Công ty Cơ khí Nam Anh (Ngoài cùng bên phải)
Chương trình “Khách đến chơi nhà" Công ty BĐS VIKO HOUSING lại là một trải nghiệm với 1 doanh nghiệp làm dịch vụ cho thuê Bất động sản cao cấp cho người nước ngoài. Doanh nhân Trần Phương Nga chia sẻ: Để khách hàng tin mình, trao tài sản tiền tỷ vào tay mình, đó không gì khác là phải làm cho khách hàng tin. Muốn khách hàng tin chúng ta phải chân thành cho đi những giá trị nhân văn thật, xuất phát từ trái tim mình. Triết lý đó ai cũng hiểu, nhưng không phải ai cũng làm được.
“Khách đến chơi nhà" Doanh nhân Trần Phương Nga - Giám đốc Công ty BĐS VIKO (Bên trái ngồi thứ 2)
Doanh nhân & 4B (Bạn - Ban - Bàn - Bán)
Làm Bạn, chơi với nhau, biết “nhà" nhau các doanh nhân trong một thời gian rất ngắn chưa đầy 3 tháng, đã chủ động xúc tiến thương mại, mua bán SP/DV của nhau. Doanh nhân Triệu Thanh Tùng - Giám đốc công ty Trường Linh chia sẻ: Từ ngày gia nhập nhóm, doanh nghiệp đã có 3 giao dịch, tổng trị giá giao dịch hơn 1 tỷ đồng.
Các hợp đồng mua bán diễn ra rất nhanh, thuận lợi dựa trên cơ sở mọi người đã làm bạn với nhau & tin nhau. Doanh nhân Lê Thị Thanh Hiền, Tổng GĐ Công ty CPĐT Meiko VN, một doanh nghiệp thuộc tập đoàn ATA chuyên gia công sản xuất sơn, bột bả cho nhiều thương hiệu lớn tại Việt Nam như: Posy, Atanic, Jajynic, Meiko ….
Sở hữu công nghệ tiên tiến của Nhật Bản, Doanh nghiệp Meiko xây dựng chiến lược tiếp thị tiếp thị bằng quan hệ cho các SP Sơn của Doanh nghiệp mình. “Việc tham gia hội, nhóm cùng là Doanh nhân với nhau, chia sẻ với nhau không chỉ là những bộn bề trong kinh doanh mà còn cả những cơ hội kinh doanh rất tuyệt vời” - Chị Hiền chia sẻ. Doanh nhân Dương Thị Luyến - Giám đốc Công ty Moontax, một doanh nghiệp chuyên tư vấn về kế toán thuế cho các doanh nghiệp lại chia sẻ ở một góc độ khác: “Chơi với các bạn Doanh nhân, tôi chia sẻ cho đi được những am hiểu của mình trong lĩnh vực kế toán thuế. Điều đó làm cho bản thân tôi cảm thấy mình có ý nghĩa vì giúp ích được cho bạn bè mình"
Doanh nhân cần quan hệ hay huynh đệ?
Áp lực và nhiều vai trò trách nhiệm nhưng Doanh nhân nên đôi lúc không tránh khỏi nỗi cô đơn. Cô đơn khi có những điều không thể chia sẻ cùng ai, không ai hiểu được mình, đơn độc trên con đường tới đích mặc dù xung quanh là một đám đông hùng hậu luôn có vẻ sẵn sàng “vì Sếp, vì sự phát triển của công ty”!.
Chưa kể đến, xã hội ngày nay trọng vọng Doanh nhân nên xung quanh mình từ báo chí, mạng xã hội Doanh nhân cũng bị bủa vây bởi những tung hô, khen tặng. Nên họ cần lắm những người bạn thật. Đặc thù nghề Doanh nhân phải giao tiếp, kết nối với nhiều người, hàng ngày mở rộng mối quan hệ qua nhiều kênh khác nhau để phục vụ cho công việc của mình. Nhưng có những lúc cô đơn, những lúc thị trường biến động, những lúc khó khăn thì quen biết, quan hệ liệu đã đủ.
Quen biết, quan hệ ai cũng có, nhưng để có thể CHÂN THÀNH <-> CHIA SẺ được cho nhau thì Doanh nhân cần lắm lúc đó là HUYNH ĐỆ. Định luật của thiên nhiên dạy chúng ta về cách thức trồng cây, nhưng mỗi người trồng cây lại mang trong mình mục đích trồng cây khác nhau. Để tạo một củ nhân sâm, cái gốc rễ của cây phải sống vài năm, thậm chí cả trăm năm. Trong khi đó, cây hành hương chỉ cần chín tuần. Xây dựng mối quan hệ cũng tuân theo quy luật trồng trọt, ta gặt vào một mùa khác khi gieo.
Doanh nhân đi quan hệ để kết nối huynh đệ.
Dung BinBen