Không quân Mỹ phát triển UAV Skyborg thành robot bầy đàn tác chiến đường không

Không quân Mỹ tiếp tục thực hiện bước phát triển tiếp theo của nhóm máy bay không người lái (UAV) chiến đấu Skyborg mới, chi phí thấp với Trí tuệ Nhân tạo và khả năng Tự động hóa cao độ trong đội hình bầy đàn tác chiến đường không.

Lực lượng Không quân Mỹ chuyển hướng sang nhóm máy bay liên kết chi phí thấp, được hỗ trợ trí tuệ nhân tạo với các những hợp đồng trong tháng 8 có giá trị 13,2 triệu USD cho KRATOS (nguyên mẫu XQ-58A), và 7 triệu USD cho General Atomics ( nguyên mẫu MQ-20) phát triển chương trình Skyborg Vanguard.

Đội hình tác chiến đường không tương lai, sự phối hợp giữa các máy bay chiến đấu tương lai và UAV XQ-58 Valkyrie ứng dụng AI.

UAV tiên tiến MQ-20 Predator C Avenger - General Atomics.

Chương trình Skyborg đang xây dựng một nhóm các hệ thống cốt lõi về tự động hóa cao độ, hoạt động tương tự như những phi công yểm trợ. Đây là khả năng tập trung vào khả năng tự động hóa cao nhất,  được phát triển để cho phép Không quân khai thác sử dụng và duy trì các máy bay trong một đội hình liên kết hiệp đồng có chi phí thấp, có thể đánh chặn kẻ thù bằng các hoạt động chiến đấu nhanh chóng, quyết liệt trong môi trường chiến đấu cường độ cao.

Chương trình nhằm mục đích tăng cường khả năng tác chiến trên không bằng giải pháp xây dựng các phương tiện nền tảng quyền tự động hóa cao độ, chuyển hóa thành các loại phương tiện bay không người lái nhiều lớp.

Theo ý tưởng thiết kế, phương tiện nền tảng này sẽ cung cấp khả năng chiến đấu chưa từng có với giá thành rất cấp, hạ thấp các rào cản kỹ thuật để đưa vào sản xuất công nghiệp, có cấu hình mở để có thể đổi mới phần cứng và phần mềm liên tục trong quá trình mua sắm, triển khai và duy trì các hệ thống có ý nghĩa quan trọng then chốt.

Trong chương trình này, Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Không quân sẽ thử nghiệm một bộ nguyên mẫu, được trang bị công nghệ hệ thống không người lái tự động hóa cao độ, có những tính năng kỹ chiến thuật có thể thực hiện hàng loạt các nhiệm vụ của Không quân.

Theo thông cáo báo chí của Lực lượng Không quân Mỹ (AFRL) đưa công bố vào tuần trước, những điều khoản và giá trị của hợp đồng mới sẽ thúc đẩy việc tích hợp Hệ thống Cốt lõi Tự động hóa cao độ (ACS) vào phương tiện nền tảng cơ sở và tiếp tục thử nghiệm các hoạt động trong năm tài chính 2022.

Những phương tiện nền tảng cơ sở này sẽ thể hiện năng lực tác chiến trong tương lai, thông qua giải pháp kết hợp các phương tiện bay có người lái và không người lái trong các cuộc thử nghiệm thực tế quy mô lớn. Những cuộc thử nghiệm sẽ cung cấp các dữ liệu quan trọng về phương thức liên kết phối hợp và góc nhìn, sự hiểu biết sâu sắc cần thiết để định hình cho sự phát triển chương trình Skyborg Vanguard trong tương lai gần.

Thiếu tướng Dale White - Giám đốc điều hành chương trình (PEO) Phi công chiến đấu và Máy bay Tiên tiến - nói: “Những điều khoản của hợp đồng này, mặc dù mang tính chất chiến thuật, nhưng rất quan trọng về mặt chiến lược đối với Vanguard, giúp chúng tôi tiếp tục khám phá và tìm hiểu phương pháp sử dụng công nghệ tiên tiến của các robot chiến đấu trong cuộc không chiến”.

Nhóm nghiên cứu cam kết chuyển Skyborg thành chương trình có tốc độ kỷ lục và sẽ sẵn sàng vào năm 2023 khi Không quân đệ trình Ngân sách của Tổng thống năm tài chính FY23 vào đầu năm 2022. "Cuộc diễn tập thử nghiệm dự kiến sẽ được thực hiện vào mùa Thu năm 2021" - ông nói.

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...