Khủng hoảng chính trị liên miên ở Ý

Tổng thống Ý Sergio Mattarella yêu cầu cựu giám đốc các vấn đề tài chính tại Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), ông Carlo Cottarelli, làm thủ tướng lâm thời hôm 28/5.
Khủng hoảng chính trị liên miên ở Ý

Tổng thống Ý Sergio Mattarella phát biểu trước báo giới ở Rome ngày 27-5 Ảnh: REUTERS

Dù vậy, đài CNN nhận định vị thủ tướng tạm thời này - nổi danh là "ngài Kéo" vì ủng hộ cắt giảm chi tiêu công ở Ý - ít khả năng trụ được lâu dài và đất nước hình chiếc ủng xem ra khó tránh một cuộc bầu cử mới vào mùa thu tới.

Động thái trên được đưa ra sau khi nhân vật được chọn làm thủ tướng của liên minh dân túy (gồm Phong trào Năm sao và Liên minh Cực hữu) hồi giữa tuần rồi, ông Giuseppe Conte, từ bỏ nỗ lực thành lập chính phủ. Nguyên nhân do Tổng thống Mattarella không tán thành đề xuất của ông Conte về việc chọn ông Paolo Savona làm bộ trưởng tài chính.

Tổng thống Ý cho biết nhất trí với mọi đề cử nội các của ông Conte, trừ trường hợp ông Savona bởi đây là nhân vật hoài nghi châu Âu, từng gọi đồng euro là "cái lồng của Đức" và kêu gọi Ý rút khỏi đồng tiền chung "nếu cần". Tổng thống Mattarella e ngại bổ nhiệm ông này sẽ khiến giới đầu tư lo lắng và gây nguy hiểm cho món nợ công chưa trả của Ý.

Tổng thống Ý vốn có quyền lực hạn chế nhưng lại có vai trò nổi bật vào thời điểm then chốt của các cuộc khủng hoảng chính trị. Theo hiến pháp, họ có quyền bổ nhiệm thủ tướng và các bộ trưởng cũng như giải tán quốc hội.

Tuy nhiên, quyết định lần này của Tổng thống Mattarella khiến thủ lĩnh Liên minh Cực hữu Matteo Salvini và lãnh đạo Phong trào Năm sao Luigi Di Maio nổi giận. Họ cho rằng người đứng đầu đất nước bị ảnh hưởng bởi Liên minh châu Âu và giới vận động hành lang trong lĩnh vực tài chính.

Ông Di Maio thậm chí kêu gọi luận tội tổng thống vì "phản quốc" chiếu theo điều 90 hiến pháp Ý, theo đó, quốc hội được phép yêu cầu tổng thống từ chức nếu đạt đa số trong một cuộc bỏ phiếu. Sau đó, tòa án hiến pháp sẽ quyết định có luận tội tổng thống hay không.

Nền kinh tế đứng thứ tư khu vực eurozone đã không có chính phủ kể từ khi diễn ra cuộc bầu cử hồi tháng 3 năm nay bởi không một đảng phái nào giành được đa số ghế. Đây là giai đoạn không chính phủ kéo dài nhất lịch sử thời hậu chiến tranh thế giới thứ hai ở Ý.

Cả hai ông Salvini và Di Maio từng đề nghị tổ chức một cuộc bầu cử mới vào đầu tháng 7 tới nhưng ông Mattarella phản đối với lý do bầu cử diễn ra vào mùa hè sẽ gây cản trở kỳ nghỉ của cử tri.

 Theo Nguòi Lao động

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…