Kinh tế Đức bước vào thời kỳ suy thoái

Dữ liệu từ Văn phòng thống kê Đức cho thấy kinh tế nước này đã suy giảm nhẹ trong quý 1/2023 so với quý liền trước. Theo đó, nước Đức bắt đầu bước vào thời kỳ suy thoái…

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Đức giảm 0,3% trong quý 1/2023, khi được điều chỉnh theo giá cả và các hiệu ứng niên lịch. Trước đó, GDP của Đức đã ghi nhận mức giảm 0,5% trong quý 4/2022. Suy thoái thường được định nghĩa là hai quý suy thoái liên tiếp.

Ước tính cho thấy GDP của Đức trì trệ trong quý đầu tiên và nước này đang đối mặt với suy thoái kinh tế. So với cùng kỳ năm ngoái, GDP đã giảm 0,5% khi được điều chỉnh theo hiệu ứng giá cả và hiệu ứng niên lịch.

kinh tế Đức
Đức là nền kinh tế lớn nhất châu Âu

Nền kinh tế Đức cũng đối mặt với lạm phát cao và lãi suất tăng. Việc tăng lãi suất gây áp lực lên tiêu dùng, đầu tư và xuất khẩu, đồng thời làm giảm động lực phục hồi kinh tế.

Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Đức, Joachim Nagel, cho biết: "Việc tăng lãi suất ngân hàng sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến cả tiêu dùng, đầu tư và xuất khẩu cũng có thể chịu thiệt hại do sự yếu kém của các thị trường phát triển khác”.

“Dự đoán của chúng tôi là sẽ có sự suy giảm trong quý ba và quý tư", Franziska Palmas của Capital Economics nói thêm. “Dưới sức nặng của lạm phát, người tiêu dùng Đức đã bị ảnh hưởng, kéo theo toàn bộ nền kinh tế đi xuống”, Andreas Scheuerle, một nhà phân tích tại DekaBank, nhận định.

Bên cạnh đó, một trong những nguyên nhân chính của sự suy thoái là việc hộ gia đình Đức đã thắt chặt chi tiêu. Việc giảm chi tiêu của người tiêu dùng ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực, bao gồm quần áo, nội thất và ô tô. Điều này có thể phản ánh mức độ không chắc chắn và sự thiếu tự tin của người tiêu dùng với triển vọng kinh tế. Cụ thể, tiêu dùng hộ gia đình đã giảm 1,2% so với quý trước sau khi điều chỉnh giá cả, theo mùa và theo niên lịch. Chi tiêu chính phủ cũng giảm đáng kể 4,9% trong quý này.

Ngược lại, đầu tư tăng trưởng trong ba tháng đầu năm, sau giai đoạn nửa cuối năm 2022 yếu kém. Đầu tư vào máy móc và thiết bị tăng 3,2% so với quý trước, trong khi đầu tư vào xây dựng tăng 3,9% so với quý trước.

Bên cạnh đó, thương mại cũng ghi nhận tín hiệu tích cực. Xuất khẩu tăng 0,4%, trong khi nhập khẩu giảm 0,9%.

Reuters nhận định không thể tránh khỏi một cuộc suy thoái và câu hỏi hiện được đặt ra là liệu nền kinh tế Đức có ghi nhận sự hồi phục trong nửa cuối năm hay không.

Claus Vistesen, nhà kinh tế trưởng khu vực đồng euro tại Pantheon Macroeconomics, nhận định: “Xét cho cùng, Đức đã rơi vào suy thoái vào cuối năm ngoái do cú sốc giá năng lượng đè nặng lên chi tiêu của người tiêu dùng”.

Bên cạnh đó, ông cho biết thêm rằng khó có khả năng GDP của Đức sẽ tiếp tục giảm trong các quý tới, “nhưng chúng tôi cũng không thấy sự phục hồi mạnh mẽ nào”.

Dự báo cho nền kinh tế Đức không được lạc quan. Mặc dù không có dấu hiệu rõ ràng về sự suy giảm tiếp tục trong các quý tiếp theo, nhưng cũng không có dấu hiệu phục hồi mạnh mẽ. Những áp lực bên ngoài như lạm phát, lãi suất cao và tình hình kinh tế yếu ớt trong các thị trường phát triển khác có thể tiếp tục ảnh hưởng đến tình hình kinh tế Đức.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...