Đế chế của tỷ phú giàu nhất thế giới vẫn đang nhẹ nhàng lướt qua các cuộc suy thoái

Tập đoàn LVMH của tỷ phú giàu nhất thế giới Bernard Arnault từ lâu đã được đề cao bởi khả năng ứng phó thông minh và hiệu quả ngay cả trong các thời kỳ suy thoái kinh tế…

Trong suốt hơn một thập kỷ qua, “gã khổng lồ” hàng xa xỉ LVMH (Moët Hennessy Louis Vuitton) đã phát triển thành một tập đoàn quyền lực nhất nhì châu Âu, nắm trong tay 75 thương hiệu hàng đầu thế giới. 

Tập đoàn LVMH đã ghi nhận doanh thu 79,2 tỷ euro, tương đương khoảng 86,3 tỷ USD vào năm ngoái, cao hơn 23% so với doanh thu năm 2021. Số lượng cửa hàng thuộc LVMH cũng đã tăng hơn gấp năm lần trong hơn 10 năm qua, với các địa điểm trên 81 quốc gia và hơn 196.000 nhân viên toàn thế giới.

Cổ phiếu của tập đoàn đạt mức cao nhất mọi thời đại vào tháng 4/2023 ở mức hơn 199 USD/cổ phiếu, khiến tập đoàn có trụ sở tại Paris trở thành doanh nghiệp châu Âu đầu tiên vượt qua mốc 500 tỷ USD giá trị thị trường. Đồng thời, giá cổ phiếu cao cũng đưa CEO Bernard Arnault thành tỷ phú giàu nhất thế giới.

Tập đoàn LVMH
Những công ty và thương hiệu thuộc tập đoàn LVMH.

Một số chuyên gia từ lâu đã ca ngợi LVMH về khả năng chống suy thoái, có thể tự duy trì hoạt động kinh doanh hiệu quả qua thời kỳ suy thoái kinh tế và tự hào về các sản phẩm có giá trị vượt trội theo thời gian.

Tất nhiên, khi nói đến thành công vang dội của LVMH, không thể không nhắc tới tầm nhìn và tài năng kinh doanh của CEO Bernard Arnault. 

Một số người nói rằng “siêu năng lực” của ông Bernard Arnault nằm ở nghệ thuật đàm phán và xác định được các công ty có tuổi thọ cao, tiềm năng lớn. 

Đế chế của tỷ phú giàu nhất thế giới vẫn đang nhẹ nhàng lướt qua các c
CEO Bernard Arnault của LVMH, người đang giữ vị trí giàu nhất thế giới

“Khi nói về những vụ mua lại tiềm năng, ông Bernard Arnault không tìm kiếm thương hiệu đang “hot” hiện nay. Ông ấy hướng tới một thương hiệu mà ông tin rằng có thể tồn tại 100 năm nữa”, ông Anish Melwani, chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của LVMH khu vực Bắc Mỹ chia sẻ. 

Tương tự như ý kiến của ông Melwani, giám đốc điều hành của TD Cowen Oliver Chen cho biết, nhờ vào các chiến lược của Bernard Arnault, LVMH chiến thắng trong các “trò chơi dài hạn”, giữ các thương hiệu của tập đoàn luôn ở trạng thái tốt về tính toàn vẹn, nhận thức và mức độ phủ sóng toàn cầu. 

Một yếu tố khác được coi như chìa khoá thành công cho mọi bộ phận của tập đoàn là mặc dù được quản lý chung bởi LVMH, nhưng mỗi công ty đều nắm quyền kiểm soát sáng tạo riêng trong thương hiệu của mình, với các giám đốc điều hành và sứ mệnh C-suite riêng.

Tập đoàn LVMH

“Nhiều tập đoàn đã mắc phải sai lầm khi tập hợp một loạt thương hiệu lại với nhau và để một người duy nhất điều hành chúng. Bernard Arnault không bao giờ mắc phải sai lầm này”, ông Anish Melwani nhấn mạnh. 

Nước cờ thông minh này của ông Bernard luôn được phản ánh qua khả năng của LVMH trong việc cung cấp một cách nhất quán các sản phẩm được xây dựng dựa trên di sản riêng của mỗi thương hiệu, kết hợp với các xu hướng và văn hóa hiện tại. LVMH cũng luôn đẩy mạnh hợp tác với những người nổi tiếng, biểu tượng thời trang và những người có tầm ảnh hưởng để thu hút được thế hệ khách hàng trẻ tuổi. 

Sau đại dịch Covid-19, LVMH tiếp tục tập trung vào việc mở rộng các cửa hàng truyền thống song song với việc tăng cường các kênh thương mại điện tử và kỹ thuật số hiện đại nhất. Có thể nói, thành công của LVMH đến từ chiến lược xây dựng một thương hiệu không chỉ trường tồn với thời gian mà còn có thể liên tục phát triển vượt trội theo thời gian. 

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Mỹ mở chiến dịch “săn trứng” toàn cầu

Mỹ mở chiến dịch “săn trứng” toàn cầu

Chính phủ Mỹ đang ráo riết "săn lùng” nguồn cung trứng từ châu Âu và nhiều quốc gia khác để giải quyết tình trạng thiếu hụt nguồn cung nghiêm trọng khiến giá cả leo thang…

Elon Musk hứa giúp chính phủ Mỹ tiết kiệm 1,3 nghìn tỷ USD

Elon Musk hứa giúp chính phủ Mỹ tiết kiệm 1,3 nghìn tỷ USD

Tỷ phú Elon Musk, người dẫn đầu nỗ lực cắt giảm chi tiêu liên bang của chính quyền Donald Trump, đã đặt mục tiêu tiết kiệm hơn 1.000 tỷ USD cho chính phủ trong vòng 130 ngày, dù cho kế hoạch này đối mặt với nhiều thách thức pháp lý và phản ứng trái chiều…

Mỹ giáng thuế 25% đối với ô tô không “Made in USA”

Mỹ giáng thuế 25% đối với ô tô không “Made in USA”

Ngành công nghiệp ô tô Mỹ rúng động trước tuyên bố của Tổng thống Donald Trump về việc áp thuế 25% đối với tất cả xe hơi và linh kiện ô tô nhập khẩu. Quyết định này có thể làm gia tăng căng thẳng thương mại và tác động tiêu cực đến các nhà sản xuất ô tô toàn cầu…

CEO Samsung Han Jong-hee đột ngột qua đời

CEO Samsung Han Jong-hee đột ngột qua đời

Phó Chủ tịch kiêm CEO Samsung Electronics Han Jong-hee, người đã có công dẫn dắt tập đoàn đạt được nhiều đột phá công nghệ và giữ vững vị thế toàn cầu, vừa qua đời ở tuổi 63…

Tháng hạn của các “ông lớn” công nghệ Tesla, Nvidia, Apple, Amazon

Tháng hạn của các “ông lớn” công nghệ Tesla, Nvidia, Apple, Amazon

Năm 2025 mới chỉ bắt đầu được 3 tháng nhưng đã là quãng thời gian đầy khó khăn cho "Magnificent Seven”, nhóm cổ phiếu công nghệ hàng đầu Phố Wall. Tesla, Nvidia, Apple và Amazon đều chứng kiến vốn hoá bốc hơi hàng trăm tỷ USD, báo hiệu một năm đầy biến động phía trước…