Kinh tế Hàn Quốc bắt đầu “ngấm đòn” hạt nhân Triều Tiên

Những hành động gây hấn của phía Triều Tiên đã tác động đến nhiều thị trường tài chính, làm tăng cao bất ổn. Kinh tế Hàn Quốc sẽ chịu tác động khi tiêu dùng người dân và đầu tư doanh nghiệp sụt giảm.
Kinh tế Hàn Quốc bắt đầu “ngấm đòn” hạt nhân Triều Tiên

Dù đã nhiều năm nay, nhà đầu tư tài chính trên thị trường Hàn Quốc đã không còn phải lo lắng về rủi ro chiến tranh, thế nhưng lần này khi phía Triều Tiên liên tục đưa ra những hành động gây hấn, kinh tế Hàn Quốc bắt đầu chịu nhiều tác động tiêu cực, Bloomberg đưa tin.

Chính phủ Hàn Quốc vẫn dự báo GDP Hàn Quốc sẽ tăng trưởng 3% trong năm nay, tuy nhiên tác động từ những bất ổn địa chính trị gần đây lên ngành du lịch nước này đã có thể thấy rõ. Ngoài ra, niềm tin người tiêu dùng đang sụt giảm, các nhà hoạch định chính sách đã cảnh báo các căng thẳng địa chính trị sẽ không sớm chấm dứt.

Ngày thứ Hai đầu tuần này, Bộ trưởng Tài chính Hàn Quốc, ông Kim Dong-yeon khẳng định bởi không dễ gì sớm tìm ra một giải pháp cho vấn đề Triều Tiên, vì vậy chắc chắn thị trường tài chính Hàn Quốc sẽ phải chịu tác động lâu dài. Trong thời gian dài hơn nữa, kinh tế Hàn Quốc sẽ chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực.

Trong tháng Bảy, số lượng khách du lịch đến Hàn Quốc đã giảm đến 40% so với tháng trước đó, theo số liệu của Tổ chức du lịch Hàn Quốc.

Số lượng khách Trung Quốc giảm sâu nhất. Nguyên nhân trực tiếp là bởi chính phủ Trung Quốc cấm khách mua tour đến Hàn Quốc sau khi chính phủ Hàn Quốc quyết định triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa Thaad của Mỹ.

Khách du lịch Trung Quốc vốn chi tiền mạnh tay, vì thế tính từ khi số lượng khách du lịch Trung Quốc đến Hàn Quốc bắt đầu giảm từ tháng Ba cho đến hết tháng Bảy, thiệt hại tài chính mà phía Hàn Quốc phải hứng chịu lên đến 4,7 tỷ USD, số liệu do Bloomberg thu thập và tính toán.

Sau khi Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in bắt đầu lên nhậm chức vào tháng Năm năm nay, niềm tin người tiêu dùng Hàn Quốc đã bắt đầu cải thiện. Tuy nhiên đến tháng Tám, người tiêu dùng đã trở nên dần bi quan hơn.

Những hành động gây hấn của phía Triều Tiên đã tác động đến nhiều thị trường tài chính, làm tăng cao bất ổn. Kinh tế Hàn Quốc sẽ chịu tác động khi tiêu dùng người dân và đầu tư doanh nghiệp sụt giảm, theo dự báo của chuyên gia kinh tế tại công ty chứng khoán KB Investment & Securities, ông Chang Jae-chul,

Tính từ sau khi khủng hoảng tài chính châu Á kết thúc vào cuối thập niên 1990, xếp hạng tín dụng Hàn Quốc đã dần cải thiện, đến hiện tại từ tính toán của cả ba tổ chức xếp hạng tín dụng uy tín nhất thế giới, xếp hạng tín dụng Hàn Quốc còn cao hơn cả Nhật bất chấp hàng loạt mối nguy từ bất ổn tại Triều Tiên.

Đầu tuần này, S&P Global Ratings khẳng định rằng S&P sẽ không sớm hạ xếp hạng tín dụng của Hàn Quốc. Tuy nhiên trong email trả lời Bloomberg mới đây, giám đốc cao cấp phụ trách mảng xếp hạng tín nhiệm, khẳng định: “Chúng tôi nhận định những rủi ro khiến xếp hạng tín dụng bị sụt giảm đang tăng lên.”

Chính phủ Hàn Quốc chắc chắn không khỏi lo lắng về điều này, bởi họ không hề muốn phải trả thêm bất kỳ chi phí tài chính nào cho Hàn Quốc. Bộ trưởng Tài chính Hàn Quốc khẳng định chính phủ sẽ làm việc chặt chẽ với các tổ chức xếp hạng tín dụng.

Từ đầu năm 2017 đến nay, niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài vào triển vọng kinh tế Hàn Quốc dần cải thiện bất chấp hàng loạt vụ thử tên lửa từ phía Triều Tiên. Nhà đầu tư nước ngoài hiện đang nắm giữ khoảng 33% tổng chứng khoán Hàn Quốc và 13% trong tổng số trái phiếu chính phủ phát hành bằng ngoại tệ.

Tính đến hiện tại, chưa có nhiều dấu hiệu cho thấy nhà đầu tư nước ngoài sẽ sớm hoảng sợ mà bán mạnh chứng khoán Hàn Quốc.

Ngay lúc này, giới đầu tư và chuyên gia đang kỳ vọng chính phủ Hàn Quốc sẽ sớm tăng dự trữ ngoại tệ để có thêm một “lá chắn” giảm biến động thị trường và bảo vệ thị trường khỏi những cú sốc có thể đến, chuyên gia kinh tế trưởng tại Nomura International Hong Kong, ông Kwon Young-sun, nhận định.

Theo Bizlive.vn

Có thể bạn quan tâm

Mỹ mở chiến dịch “săn trứng” toàn cầu

Mỹ mở chiến dịch “săn trứng” toàn cầu

Chính phủ Mỹ đang ráo riết "săn lùng” nguồn cung trứng từ châu Âu và nhiều quốc gia khác để giải quyết tình trạng thiếu hụt nguồn cung nghiêm trọng khiến giá cả leo thang…

Elon Musk hứa giúp chính phủ Mỹ tiết kiệm 1,3 nghìn tỷ USD

Elon Musk hứa giúp chính phủ Mỹ tiết kiệm 1,3 nghìn tỷ USD

Tỷ phú Elon Musk, người dẫn đầu nỗ lực cắt giảm chi tiêu liên bang của chính quyền Donald Trump, đã đặt mục tiêu tiết kiệm hơn 1.000 tỷ USD cho chính phủ trong vòng 130 ngày, dù cho kế hoạch này đối mặt với nhiều thách thức pháp lý và phản ứng trái chiều…

Mỹ giáng thuế 25% đối với ô tô không “Made in USA”

Mỹ giáng thuế 25% đối với ô tô không “Made in USA”

Ngành công nghiệp ô tô Mỹ rúng động trước tuyên bố của Tổng thống Donald Trump về việc áp thuế 25% đối với tất cả xe hơi và linh kiện ô tô nhập khẩu. Quyết định này có thể làm gia tăng căng thẳng thương mại và tác động tiêu cực đến các nhà sản xuất ô tô toàn cầu…

CEO Samsung Han Jong-hee đột ngột qua đời

CEO Samsung Han Jong-hee đột ngột qua đời

Phó Chủ tịch kiêm CEO Samsung Electronics Han Jong-hee, người đã có công dẫn dắt tập đoàn đạt được nhiều đột phá công nghệ và giữ vững vị thế toàn cầu, vừa qua đời ở tuổi 63…

Tháng hạn của các “ông lớn” công nghệ Tesla, Nvidia, Apple, Amazon

Tháng hạn của các “ông lớn” công nghệ Tesla, Nvidia, Apple, Amazon

Năm 2025 mới chỉ bắt đầu được 3 tháng nhưng đã là quãng thời gian đầy khó khăn cho "Magnificent Seven”, nhóm cổ phiếu công nghệ hàng đầu Phố Wall. Tesla, Nvidia, Apple và Amazon đều chứng kiến vốn hoá bốc hơi hàng trăm tỷ USD, báo hiệu một năm đầy biến động phía trước…